Ấn Độ điều chỉnh việc mua vũ khí

Mặc dù từng là khách hàng số 1 của vũ khí Nga nhưng gần đây Ấn Độ đang tiến hành chính sách đa dạng hóa nguồn cung.

Ấn Độ - quốc gia đã nhận khoảng 65% vũ khí từ Nga trong hai thập kỷ qua, đang giảm mua sản phẩm quốc phòng từ Moskva khi đẩy mạnh hợp tác quân sự với Mỹ, châu Âu và Israel.

Ấn Độ - quốc gia đã nhận khoảng 65% vũ khí từ Nga trong hai thập kỷ qua, đang giảm mua sản phẩm quốc phòng từ Moskva khi đẩy mạnh hợp tác quân sự với Mỹ, châu Âu và Israel.

Điều này được các hãng thông tấn đưa tin, sau khi trích dẫn nguồn tin trong chính phủ Ấn Độ. Theo thông báo, việc New Delhi giảm mạnh mua vũ khí của Nga bắt đầu vào năm 2022.

Điều này được các hãng thông tấn đưa tin, sau khi trích dẫn nguồn tin trong chính phủ Ấn Độ. Theo thông báo, việc New Delhi giảm mạnh mua vũ khí của Nga bắt đầu vào năm 2022.

Bất chấp số lượng đơn hàng sụt giảm, Nga vẫn đề nghị với Ấn Độ các hợp đồng quân sự mới, bao gồm cung cấp trực thăng vận tải và máy bay chiến đấu hiện đại, cũng như cơ hội sản xuất chung nhiều loại vũ khí thế hệ mới.

Bất chấp số lượng đơn hàng sụt giảm, Nga vẫn đề nghị với Ấn Độ các hợp đồng quân sự mới, bao gồm cung cấp trực thăng vận tải và máy bay chiến đấu hiện đại, cũng như cơ hội sản xuất chung nhiều loại vũ khí thế hệ mới.

Tuy nhiên theo các nguồn tin từ New Delhi, chính phủ Ấn Độ có ý định tăng cường mua vũ khí cả từ Mỹ.

Tuy nhiên theo các nguồn tin từ New Delhi, chính phủ Ấn Độ có ý định tăng cường mua vũ khí cả từ Mỹ.

Không chỉ có vậy, sự thất bại trong chương trình nghiên cứu chế tạo tiêm kích tàng hình FGFA, tàu sân bay INS Vikramaditya bị đội giá quá cao... là những rào cản khiến New Delhi không còn mặn mà với nhiều lời đề nghị.

Không chỉ có vậy, sự thất bại trong chương trình nghiên cứu chế tạo tiêm kích tàng hình FGFA, tàu sân bay INS Vikramaditya bị đội giá quá cao... là những rào cản khiến New Delhi không còn mặn mà với nhiều lời đề nghị.

Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, xuất khẩu vũ khí của Nga đã giảm tới 31% trong thời kỳ từ năm 2018 đến năm 2022 do nhiều yếu tố tác động khác nhau.

Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, xuất khẩu vũ khí của Nga đã giảm tới 31% trong thời kỳ từ năm 2018 đến năm 2022 do nhiều yếu tố tác động khác nhau.

Để đáp trả các lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt và việc tái xuất khẩu vũ khí của họ sang nước thứ ba, Nga đã ngừng cung cấp trang bị quốc phòng cho những quốc gia ủng hộ những biện pháp hạn chế chống lại nước này.

Để đáp trả các lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt và việc tái xuất khẩu vũ khí của họ sang nước thứ ba, Nga đã ngừng cung cấp trang bị quốc phòng cho những quốc gia ủng hộ những biện pháp hạn chế chống lại nước này.

Được biết hiện tại Nga đã tăng cường hợp tác quân sự với Triều Tiên, Iran và một số quốc gia châu Phi, nhưng rõ ràng đây là những đồng minh có tiềm lực kinh tế nhỏ nếu so với Ấn Độ, vì vậy không thể bù đắp lượng sụt giảm.

Được biết hiện tại Nga đã tăng cường hợp tác quân sự với Triều Tiên, Iran và một số quốc gia châu Phi, nhưng rõ ràng đây là những đồng minh có tiềm lực kinh tế nhỏ nếu so với Ấn Độ, vì vậy không thể bù đắp lượng sụt giảm.

Bạch Dương

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/an-do-dieu-chinh-viec-mua-vu-khi-post670277.html