Cô bé Oánh Oánh, sống ở Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, năm nay 6 tuổi nhưng chỉ cao có 99cm, trong khi đó chiều cao tiêu chuẩn của trẻ 6 tuổi phải đạt 117cm. Điều này khiến cha mẹ của Oánh Oánh rất bối rối.
Theo mẹ của cô bé, cả bản thân cô và chồng đều khá cao, thậm chí còn cao hơn mức trung bình khá nhiều, không hiểu tại sao con gái của họ lại thấp như vậy, dù bồi bổ nhiều thứ vẫn không phát triển chiều cao.
Mẹ Oánh Oánh cho biết, cô rất chú trọng bổ sung dinh dưỡng cho con, sáng nào cũng ăn trứng thay bữa sáng với hi vọng tăng canxi, giúp con gái cao hơn. Thế nhưng, suốt 2 năm qua, phương pháp này không có tác dụng nên chị quyết định đưa con đi khám.
Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết: "Lá lách và dạ dày của Oánh Oánh lúc này vô cùng yếu, dẫn đến cơ thể thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng và chậm phát triển".
Cảm thấy bất ngờ vì cha mẹ của Oánh Oánh khá quan tâm đến sức khỏe của con chứ không hề bỏ bê, bác sĩ hỏi về các thói quen sinh hoạt hàng ngày và chế độ ăn uống của gia đình. Sau khi trò chuyện, bác sĩ mới biết mẹ Oánh Oánh sáng nào cũng cho con gái ăn 2 quả trứng, thời gian kéo dài trong suốt hai năm.
Lúc này, bác sĩ mới hiểu nguyên do khiến cô bé Oánh Oánh chậm phát triển và tổn thương tỳ vị. Không nhịn được, bác sĩ mắng cha mẹ cô bé là "thiếu hiểu biết" và "quá chủ quan, không chịu đưa con đi khám sớm".
Theo bác sĩ, chính vì thói quen ăn trứng mỗi sáng kéo dài suốt hai năm nên lá lách và dạ dày của Oánh Oánh bị tổn thương. Cụ thể, lá lách và dạ dày của trẻ em tương đối mỏng manh, lòng đỏ trứng có chứa nhiều cholesterol, nếu ăn nhiều có thể làm tăng gánh nặng cho hai bộ phận này.
Biết được căn nguyên sự việc, mẹ Oánh Oánh vô cùng hối hận. Cô không ngờ chỉ vì quá chủ quan, không chịu tìm hiểu kỹ nên đã hại con gái không lớn được còn bị tổn thương lá lách và dạ dày.
Qua chuyện này, bác sĩ nhắc nhở, trẻ bị tỳ vị hư nhược thường có những biểu hiện sau. Thứ nhất là thâm quầng mắt. Do đó, nếu phát hiện trẻ đột nhiên xuất hiện quầng thâm ở mắt thì hãy cân nhắc đến vấn đề khí huyết ở tỳ vị đang bị thiếu hụt và hỗn loạn.
Thứ hai là môi nhợt nhạt, thậm chí là chuyển màu vàng vọt, bong tróc da. Thứ ba là thường tiêu chảy, táo bón không đều, rất ít khi đại tiện bình thường.
Cuối cùng là mũi nhợt nhạt. Để phán đoán sức khỏe tỳ vị của trẻ, bố mẹ cũng có thể quan sát màu sắc ở mũi và độ săn chắc, đàn hồi ở làn da. Nếu bị đỏ hai bên cánh mũi, trẻ rất có thể bị tỳ vị nội nhiệt. Nếu da thiếu tính đàn hồi, thậm chí có hiện tượng “nhão” đi, có thể trẻ có tỳ vị bị hư hàn.
Mời quý độc giả xem video: Ăn trứng đều đặn mỗi ngày có tốt cho trẻ còi xương? Nguồn: Vinmec.
Kiều Dụ (Theo SH)