Ấn tượng triển lãm điêu khắc 'Từ chiến thắng Bạch Đằng đến Đại thắng 30/4/1975'

Triển lãm điêu khắc 'Từ chiến thắng Bạch Đằng đến Đại thắng 30/4/1975' trên phố đi bộ Nguyễn Huệ trở thành tâm điểm thu hút người dân và du khách giữa những ngày tháng tư lịch sử.

Những ngày qua, không khí kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang lan tỏa khắp TP.HCM với nhiều hoạt động sôi nổi, giàu ý nghĩa. Nổi bật trong đó là triển lãm điêu khắc ngoài trời mang tên “Từ chiến thắng Bạch Đằng đến Đại thắng 30/4/1975” của họa sĩ thị giác Lê Hữu Hiếu (43 tuổi), đang diễn ra trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan, thưởng lãm.

Những ngày qua, không khí kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang lan tỏa khắp TP.HCM với nhiều hoạt động sôi nổi, giàu ý nghĩa. Nổi bật trong đó là triển lãm điêu khắc ngoài trời mang tên “Từ chiến thắng Bạch Đằng đến Đại thắng 30/4/1975” của họa sĩ thị giác Lê Hữu Hiếu (43 tuổi), đang diễn ra trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan, thưởng lãm.

Điểm nhấn ấn tượng tại triển lãm là khu trưng bày mô phỏng bãi cọc Bạch Đằng kết hợp với hình ảnh xe tăng M24 Chaffee treo ngược – loại xe từng được Mỹ viện trợ cho Pháp năm 1953, hiện vẫn nằm lại tại cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên). Mô hình được chế tác bằng sắt và composite với tỉ lệ 1:1, nặng khoảng ba tấn, vừa gợi nhắc chiến thắng Bạch Đằng hào hùng, vừa tạo liên tưởng đến chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972 - một biểu tượng của tinh thần quật khởi và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Điểm nhấn ấn tượng tại triển lãm là khu trưng bày mô phỏng bãi cọc Bạch Đằng kết hợp với hình ảnh xe tăng M24 Chaffee treo ngược – loại xe từng được Mỹ viện trợ cho Pháp năm 1953, hiện vẫn nằm lại tại cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên). Mô hình được chế tác bằng sắt và composite với tỉ lệ 1:1, nặng khoảng ba tấn, vừa gợi nhắc chiến thắng Bạch Đằng hào hùng, vừa tạo liên tưởng đến chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972 - một biểu tượng của tinh thần quật khởi và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Theo thông tin của họa sỹ, gỗ bạch đàn xoắn làm cọc được khai thác cách 10km phía đầu nguồn sông Bạch Đằng. Việc sử dụng lại cây ở vị trí cha ông từng khai thác làm cọc, có những ý nghĩa đặc biệt, trong đó, gợi nhớ lòng biết ơn những giá trị vô giá mà ông cha ta để lại. Trong ảnh, những chiếc cọc nằm sừng sững, hướng lên bầu trời để lại ấn tượng mạnh với người dân, du khách.

Theo thông tin của họa sỹ, gỗ bạch đàn xoắn làm cọc được khai thác cách 10km phía đầu nguồn sông Bạch Đằng. Việc sử dụng lại cây ở vị trí cha ông từng khai thác làm cọc, có những ý nghĩa đặc biệt, trong đó, gợi nhớ lòng biết ơn những giá trị vô giá mà ông cha ta để lại. Trong ảnh, những chiếc cọc nằm sừng sững, hướng lên bầu trời để lại ấn tượng mạnh với người dân, du khách.

Bên cạnh mô hình xe tăng treo ngược, khu trưng bày còn gây ấn tượng mạnh với khoảng 30 cọc bạch đàn được bố trí xung quanh, cao từ 5,6 - 9m, nặng khoảng 60 tấn, tái hiện trận địa Bạch Đằng lừng lẫy.

Bên cạnh mô hình xe tăng treo ngược, khu trưng bày còn gây ấn tượng mạnh với khoảng 30 cọc bạch đàn được bố trí xung quanh, cao từ 5,6 - 9m, nặng khoảng 60 tấn, tái hiện trận địa Bạch Đằng lừng lẫy.

Xen kẽ giữa không gian này là 27 bức tượng nhôm đúc cao từ 3,3 - 4,5m, tổng trọng lượng khoảng 25 tấn. Các bức tượng không có gương mặt, được thể hiện như những hình khối biểu tượng, ẩn dụ cho sự kiên cường, bất khuất của lớp lớp người Việt Nam đã ngã xuống vì hòa bình, độc lập dân tộc.

Xen kẽ giữa không gian này là 27 bức tượng nhôm đúc cao từ 3,3 - 4,5m, tổng trọng lượng khoảng 25 tấn. Các bức tượng không có gương mặt, được thể hiện như những hình khối biểu tượng, ẩn dụ cho sự kiên cường, bất khuất của lớp lớp người Việt Nam đã ngã xuống vì hòa bình, độc lập dân tộc.

Ngoài ra, một điểm nhấn nghệ thuật độc đáo tại triển lãm là mô hình mang tên Thần Bảo Hộ, được đặt trang trọng ở vị trí trung tâm không gian trưng bày. Tác phẩm có chiều cao 6m, dài 4m, nặng khoảng 3 tấn, được chế tác từ nhiều chất liệu như gỗ mít, gốm, kim loại… gợi lên sự kết nối giữa hiện tại và tương lai.

Ngoài ra, một điểm nhấn nghệ thuật độc đáo tại triển lãm là mô hình mang tên Thần Bảo Hộ, được đặt trang trọng ở vị trí trung tâm không gian trưng bày. Tác phẩm có chiều cao 6m, dài 4m, nặng khoảng 3 tấn, được chế tác từ nhiều chất liệu như gỗ mít, gốm, kim loại… gợi lên sự kết nối giữa hiện tại và tương lai.

Tác phẩm thể hiện một vị thần trong huyền thoại đang vươn mình bảo vệ cho con dân nước Việt. Dù giữa trưa nắng, tác phẩm vẫn thu hút sự quan tâm của du khách.

Tác phẩm thể hiện một vị thần trong huyền thoại đang vươn mình bảo vệ cho con dân nước Việt. Dù giữa trưa nắng, tác phẩm vẫn thu hút sự quan tâm của du khách.

"Trùm cuối" của triển lãm là bức tranh sơn mài “Hịch tướng sĩ” với kích thước cao 3,8m, dài 9,5m, được ghép từ 18 tấm nhỏ. Hịch tướng sĩ là bài hịch nổi tiếng do Trần Hưng Đạo soạn khoảng năm 1284, trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần hai. Bằng hình thức thể hiện đậm chất thị giác, kết hợp giữa kỹ thuật sơn mài truyền thống, bức tranh không chỉ truyền tải tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất mà còn tôn vinh giá trị văn hóa – lịch sử tác phẩm kiệt xuất.

"Trùm cuối" của triển lãm là bức tranh sơn mài “Hịch tướng sĩ” với kích thước cao 3,8m, dài 9,5m, được ghép từ 18 tấm nhỏ. Hịch tướng sĩ là bài hịch nổi tiếng do Trần Hưng Đạo soạn khoảng năm 1284, trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần hai. Bằng hình thức thể hiện đậm chất thị giác, kết hợp giữa kỹ thuật sơn mài truyền thống, bức tranh không chỉ truyền tải tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất mà còn tôn vinh giá trị văn hóa – lịch sử tác phẩm kiệt xuất.

Triển lãm điêu khắc "Từ chiến thắng Bạch Đằng đến Đại thắng 30/4/1975" diễn ra từ ngày 19 - 25/4, mở cửa tự do cho người dân tham quan. Trong dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, trên tuyến đường này sẽ diễn ra nhiều sự kiện khác như chương trình “Ngày hội thống nhất non sông”; trình chiếu nghệ thuật 3D mapping; diễu hành kỵ binh trình diễn nghệ thuật cộng đồng “Vũ điệu khăn rằn”...

Triển lãm điêu khắc "Từ chiến thắng Bạch Đằng đến Đại thắng 30/4/1975" diễn ra từ ngày 19 - 25/4, mở cửa tự do cho người dân tham quan. Trong dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, trên tuyến đường này sẽ diễn ra nhiều sự kiện khác như chương trình “Ngày hội thống nhất non sông”; trình chiếu nghệ thuật 3D mapping; diễu hành kỵ binh trình diễn nghệ thuật cộng đồng “Vũ điệu khăn rằn”...

Mỹ Quỳnh

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.vn/an-tuong-trien-lam-dieu-khac-tu-chien-thang-bach-dang-den-dai-thang-30-4-1975-192250423113259573.htm