Ảnh màu hiếm độc về lăng Hoàng Cao Khải ở Hà Nội một thế kỷ trước

Quần thể lăng Hoàng Cao Khải từng được nhà sử học nổi tiếng người Pháp Phillippe Papin đánh giá là 'một trong những đỉnh cao của kiến trúc đá phương Đông'.

Cổng khu lăng của quan Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải ở ấp Thái Hà (gồm phần đất bốn làng Thịnh Quang, Nam Đồng, Khương Thượng và Yên Lãng), huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông năm 1915, nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.

Cổng khu lăng của quan Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải ở ấp Thái Hà (gồm phần đất bốn làng Thịnh Quang, Nam Đồng, Khương Thượng và Yên Lãng), huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông năm 1915, nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.

Tượng quan hầu, cây hương, lư hương... đều bằng đá, đặt trên lối vào mộ. Ngày nay khu lăng Hoàng Cao Khải nằm trong ngõ 252 phố Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tượng quan hầu, cây hương, lư hương... đều bằng đá, đặt trên lối vào mộ. Ngày nay khu lăng Hoàng Cao Khải nằm trong ngõ 252 phố Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội.

Cỏ dại mọc um tùm trong khu lăng mộ.

Cỏ dại mọc um tùm trong khu lăng mộ.

Một mộ phần bằng đá bề thế. Có tất cả 12 mộ trong khu lăng mộ này, trong đó trung tâm là lăng mộ Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu - con trai ông, được xây khi cả hai còn sống.

Một mộ phần bằng đá bề thế. Có tất cả 12 mộ trong khu lăng mộ này, trong đó trung tâm là lăng mộ Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu - con trai ông, được xây khi cả hai còn sống.

Khu mộ của ông Hoàng Cao Khải, ảnh chụp năm 1921.

Khu mộ của ông Hoàng Cao Khải, ảnh chụp năm 1921.

Những mộ phần nhỏ hơn, nhưng không kém phần tinh xảo.

Những mộ phần nhỏ hơn, nhưng không kém phần tinh xảo.

Phong cảnh nhìn từ bên trong một ngôi mộ đá, 1921. Quần thể lăng Hoàng Cao Khải từng được nhà sử học nổi tiếng người Pháp Phillippe Papin đánh giá là “một trong những đỉnh cao của kiến trúc đá phương Đông”.

Phong cảnh nhìn từ bên trong một ngôi mộ đá, 1921. Quần thể lăng Hoàng Cao Khải từng được nhà sử học nổi tiếng người Pháp Phillippe Papin đánh giá là “một trong những đỉnh cao của kiến trúc đá phương Đông”.

Trong khuôn viên lăng Hoàng Cao Khải, 1915. Khu lăng mộ này ngày nay đã hoang phế và biến dạng do sự lấn chiếm của các hộ dân trong nhiều thập niên.

Trong khuôn viên lăng Hoàng Cao Khải, 1915. Khu lăng mộ này ngày nay đã hoang phế và biến dạng do sự lấn chiếm của các hộ dân trong nhiều thập niên.

Quan Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải (giữa) và vợ chồng con trai - Tổng đốc tỉnh Hà Đông Hoàng Trọng Phu - tại sân nhà của người con trai. Ảnh chụp năm 1915.

Quan Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải (giữa) và vợ chồng con trai - Tổng đốc tỉnh Hà Đông Hoàng Trọng Phu - tại sân nhà của người con trai. Ảnh chụp năm 1915.

Chân dung ông Hoàng Cao Khải năm 1915. Ông là nhà văn, nhà sử học, đại thần thân Pháp dưới triều vua Thành Thái, được xem là cộng sự đắc lực của thực dân Pháp ở Việt Nam. Ông về hưu tại Ấp Thái Hà và mất tại đây năm 1933.

Chân dung ông Hoàng Cao Khải năm 1915. Ông là nhà văn, nhà sử học, đại thần thân Pháp dưới triều vua Thành Thái, được xem là cộng sự đắc lực của thực dân Pháp ở Việt Nam. Ông về hưu tại Ấp Thái Hà và mất tại đây năm 1933.

Mời quý độc giả xem video: Ý nghĩa những phong tục ngày Tết Việt | VTC1.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/anh-mau-hiem-doc-ve-lang-hoang-cao-khai-o-ha-noi-mot-the-ky-truoc-1796860.html