Áp lực chăm sóc y tế khi dân số già

Nhóm người cao tuổi hiện chiếm gần 13% tổng dân số nước ta. Các dịch vụ đãi ngộ, chăm sóc an sinh, đặc biệt là hệ thống y tế với đối tượng này còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Dù chưa chính thức thành lập chuyên khoa Lão khoa, song theo ghi nhận của PV, chỉ trong buổi sáng, tại phòng Cấp cứu, Bệnh viện Thanh Nhàn, các giường bệnh đã chật kín, chủ yếu là bệnh nhân cao tuổi. Đa số đều mắc bệnh mạn tính hoặc các bệnh phối hợp như sa sút trí tuệ, đột quỵ, thoái hóa khớp, tăng huyết áp...

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Trường Giang - Trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết: "Số lượng mỗi năm sẽ cao hơn cả năm trước, thường chiếm tỉ lệ trên 60%, có thời điểm trên 70%. Người cao tuổi bệnh lý nền nhiều, kết hợp nhiều bệnh, sự phục hồi cũng kém hơn nên thời gian nằm viện có thể sẽ dài hơn, từ đó gây quá tải về hạ tầng cơ sở, về chi phí thuốc men xét nghiệm".

Chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

TS. Điều dưỡng Lê Lệ Thương - Điều dưỡng trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết: "Bệnh nhân ở tuổi già nên sự phối hợp của bệnh nhân với điều dưỡng đôi lúc rất khó khăn. Bệnh nhân rất khó khăn trong vấn đề vệ sinh nên các điều dưỡng ở đây phải hỗ trợ toàn bộ từ vệ sinh, ăn uống, giấc ngủ".

Việc đặt ra yêu cầu nâng cao hệ thống y tế chăm sóc, điều trị, theo dõi sức khỏe người cao tuổi là vô cùng cần thiết.

Việc đặt ra yêu cầu nâng cao hệ thống y tế chăm sóc, điều trị, theo dõi sức khỏe người cao tuổi là vô cùng cần thiết.

Số lượng bệnh viện chuyên về lão khoa chưa đáp úng đủ so với tỉ lệ người cao tuổi.

Ước tính vào năm 2038, Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn dân số già với tỷ lệ người cao tuổi chiếm trên 20% tổng dân số. Trong bối cảnh đó, việc đặt ra yêu cầu nâng cao hệ thống y tế chăm sóc, điều trị, theo dõi sức khỏe với nhóm đối tượng này là vô cùng cần thiết.

Thu Trang

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/ap-luc-cham-soc-y-te-khi-dan-so-gia-254576.htm