Bà nhận được nhiều sự tôn trọng của Hoàng đế, nhưng cả năm lại chỉ tắm 1 lần, còn uống cả nước bẩn?
Tô Ma Lạt Cô là người phụ nữ lương thiện hiền lành nhất hậu cung thời Thanh, xuất thân thấp kém không thể che nổi phẩm hạnh cao thượng của bà.
Những người tìm hiểu về lịch sử thời Thanh có lẽ cũng không còn thấy xa lạ với cái tên Tô Ma Lạt Cô. Nếu như bạn từng xem những bộ phim lấy bối cảnh cung đình thời Thanh như “Vương triều Khang Hi” thì có lẽ cũng hiểu đại khái về thân phận của Tô Ma Lạt Cô. Tô Ma Lạt Cô là thị nữ của Hiếu Trang Văn Hoàng Hậu, cuộc đời của bà có rất nhiều truyền kỳ.Tô Ma Lạt Cô không phải là một thị nữ bình thường ở bên cạnh Hiếu Trang Văn Hoàng Hậu.
Bà được người trong hoàng gia tôn trọng rất nhiều, là đế sư (giáo viên của vua), những cống hiến của bà đối với triều Thanh không hề ít hơn Hiếu Trang Thái Hậu.Là một nhân vật quan trọng trong hậu cung nhà Thanh. Tô Ma Lạt Cô trải qua 4 triều đại, trong cuộc tranh đoạt ngai vị giữa Đa Nhĩ Cổn và Hào Cách, Tô Ma Lạt Cô đã có vai trò vô cùng quan trọng. Bà còn dạy dỗ Khang Hi rất nhiều đạo lý và kiến thức, giúp ông trở thành một vị vua thiên cổ.
Cùng với việc hiểu về tầm quan trọng của Tô Ma Lạt Cô đối với triều Thanh, vậy không biết mọi người có từng nghe về cuộc sống và thói quen của bà hay không? Tương truyền, tuy là một người phụ nữ nhưng Tô Ma Lạt Cô cả năm chỉ tắm có 1 lần, sau khi tắm xong còn uống nước bẩn? Không lẽ những điều này đều là thật sao?
Thực ra việc Tô Ma Lạt Cô tắm có 1 lần trong năm và uống nước tắm của mình không phải là điều vô căn cứ mà được ghi chép trong lịch sử. Theo cuốn “Khiếu đình tục lục” có ghi chép nội dung liên quan: “Tô Ma Lạt Cô quả thực không thường xuyên tắm rửa, chỉ rửa ráy với lượng nước khá ít trong đêm giao thừa, hơn nữa còn uống nước mà mình tắm”.
Tại sao Tô Ma Lạt Cô lại làm như vậy?
Nhìn từ góc độ thói quen sinh hoạt của người hiện đại, đa số mọi người cũng khá chăm tắm rửa, tần suất 1 ngày tắm 1 lần hoặc 2 ngày tắm 1 lần khá cao, như vậy tương đối vệ sinh, đặc biệt là nữ giới. Do có khác biệt về sinh lý đối với nam giới nên về mặt tắm rửa vệ sinh sẽ kỹ lưỡng hơn là nam giới.Nhưng Tô Ma Lạt Cô là nữ, tại sao bà lại tắm 1 năm 1 lần, hơn nữa còn uống cả nước mà mình tắm? Liệu trong sách cổ ghi chép có phải là điều vô căn cứ? Trên thực tế quả thực có việc này, điều này liên quan tới sự ra đời và thói quen sống của bà.
Tô Ma Lạt Cô sinh ra ở Mông Cổ, dựa theo bản đồ của Trung Quốc, Mông Cổ thời đó nằm ở khu vực phía Bắc của Trung Quốc, nguồn nước ở đó khá ít, vì thế người Mông Cổ từ nhỏ đã nuôi dưỡng thói quen tiết kiệm nước. Do kỹ thuật nghiên cứu phát triển trong thời cổ đại không đủ, vấn đề thiếu nước ở khu vực phía Bắc như Mông Cổ vẫn chưa tìm được phương pháp giải quyết, nguồn nước chỉ đủ để cho người và súc vật uống.
Trong lòng mỗi người dân Mông Cổ, nước là tài nguyên thần thánh và Tô Ma Lạt Cô là một người Mông Cổ, đương nhiên bà cũng hiểu nước quan trọng thế nào ở quê hương của mình. Mông Cổ khi ấy, dùng nước để rửa mặt, rửa ráy là điều bất kính đối với thần linh, huống hồ là dùng nhiều nước để tắm rửa?
Do Tô Ma Lạt Cô từ nhỏ đã tiếp nhận tư tưởng của người Mông Cổ nên để tiết kiệm nước mà mỗi năm bà chỉ tắm có 1 lần, hơn nữa chỉ dùng một lượng nước rất ít. Tác dụng của việc tắm là thể hiện sự mong đợi và chúc phúc cho một năm mới. Sau khi tắm xong, Tô Ma Lạt Cô còn thắp hương cầu khấn, đồng thời uống nước mà mình vừa tắm để bày tỏ lòng thành kính.Ở Mông Cổ, mọi người thời đó tiết kiệm nước là một kiểu kính ngưỡng, tôn thờ thánh thượng. Thế nên cho dù là Tô Ma Lạt Cô hay là những người Mông Cổ khác, đa số họ đều sẽ làm như thế, rất ít người lại lãng phí nguồn nước vốn dĩ đã rất ít này.
Cuộc đời cống hiến phụng sự cho triều Thanh
Tô Ma Lạt Cô vốn trung thành với người nhà, năm đó Bố Mộc Bố Thái (sau này là Hiếu Trang Hoàng Hậu) khi ấy mới 12 tuổi đã phải đi lấy chồng xa, được gả cho Hoàng Thái Cực của triều Thanh. Tô Ma Lạt Cô cũng trở thành người hầu được đưa đi cùng để hầu hạ cho bà. Sau khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên thay thế nhà Minh, Tô Ma Lạt Cô cũng đi theo Hiếu Trang Hoàng hậu vào kinh thành. Để chăm sóc tốt hơn cho Hiếu Trang, phục vụ hoàng thất, cho dù là tiếng Hán hay tiếng Mãn thì Tô Ma Lạt Cô đều khổ tâm học tập, cuối cùng cũng thành công.
Khang Hi hồi nhỏ còn được Tô Ma Lạt Cô dạy tiếng Mãn, phụ đạo ông học hành, chăm lo cho cuộc sống, ăn ở. Vì thế sau khi Khang Hi lên ngôi đã cực kỳ kính trọng Tô Ma Lạt Cô, nhận bà làm tổ mẫu nuôi (bà nội nuôi). Hiếu Trang Hoàng Hậu từng nghĩ muốn tìm chồng cho Tô Ma Lạt Cô, không muốn làm lỡ chuyện chung thân đại sự của bà, nhưng Tô Ma Lạt Cô lại kiên quyết muốn ở lại hầu hạ cho Hiếu Trang cả đời, khiến Hiếu Trang vô cùng cảm động.
Trong mắt của Hiếu Trang Hoàng Hậu, trên danh nghĩa Tô Ma Lạt Cô chỉ là một người hầu, nhưng trên thực tế tình cảm của cả hai vô cùng sâu nặng, như tình chị em ruột. Tô Ma Lạt Cô ở cùng Hiếu Trang Hoàng Hậu 60 năm, cả hai có mối quan hệ tình bạn sâu đậm. Trong chốn hậu cung, Tô Ma Lạt Cô có địa vị vô cùng cao, vua Khang Hi và Thuận Trị đều cực kỳ tôn trọng bà, thế nên các phi tần của vua cũng đều không dám coi Tô Ma Lạt Cô là người hầu.
Tô Ma Lạt Cô đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho triều Thanh, bà cũng không ỷ vào lòng tín nhiệm của Hiếu Trang Hoàng Hậu và các vị vua mà trở nên tự mãn, kiêu ngạo, tính tình khiêm tốn nên cũng có nhiều mối quan hệ tốt. Năm Khang Hi thứ 44, Tô Ma Lạt Cô ốm bệnh qua đời, tang lễ của bà vô cùng long trọng, được tổ chức theo đẳng cấp của phi tần, bà được mai táng ở bên cạnh Hiếu Trang Hoàng Hậu.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nguồn: VTV24.