Bảng quy đổi điểm giữa các phương thức xét tuyển của một số cơ sở giáo dục đại học
Căn cứ vào hướng dẫn chung của Bộ GD&ĐT, nhiều CSGDĐH đã công bố bảng quy đổi điểm giữa các phương thức xét tuyển, đảm bảo quyền lợi của thí sinh.
Căn cứ vào hướng dẫn về tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có nội dung cụ thể về cách quy đổi điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển, nhiều cơ sở giáo dục đại học đã công bố công thức quy đổi điểm tương ứng nhằm bảo đảm tính tương thích về thang điểm, tạo điều kiện để các phương thức xét tuyển vận hành hiệu quả trên cùng hệ quy chiếu, đồng thời đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch và tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh.
Tại Trường Đại học Ngoại thương, nhà trường áp dụng phương pháp bách phân vị (Percentile Equating) để đưa ra các mức điểm tương đương giữa những phương thức xét tuyển/ nhóm đối tượng xét tuyển của trường, tương ứng với từng nhóm chương trình đào tạo.
Theo đó, trong cùng một bảng quy đổi điểm, mức điểm chuẩn x thuộc khoảng phân vị (a,b) của phương thức xét tuyển/ nhóm đối tượng xét tuyển này sẽ tương đương mức điểm chuẩn y thuộc khoảng phân vị (c,d) tương tứng với phương thức xét tuyển/ nhóm đối tượng xét tuyển khác theo công thức sau:
Đối với Chương trình tiêu chuẩn (không bao gồm Chương trình tiêu chuẩn Ngôn ngữ thương mại), bảng quy đổi căn cứ trên dữ liệu điểm xét tuyển theo nhóm đối tượng xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển của trường (theo tổ hợp gốc A00 trên thang điểm 30).

Đối với Chương trình Chất lượng cao và Chương trình tiên tiến (không bao gồm Chương trình chất lượng cao Ngôn ngữ thương mại), bảng quy đổi căn cứ trên dữ liệu điểm xét tuyển theo nhóm đối tượng xét tuyển kết hợp giữa kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 và điểm quy đổi của chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (CCNNQT), theo tổ hợp gốc D01 trên thang điểm 30.

Đối với Chương trình định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế, bảng quy đổi căn cứ trên dữ liệu điểm xét tuyển theo nhóm đối tượng xét tuyển kết hợp giữa kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 và điểm quy đổi của chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (CCNNQT), theo tổ hợp gốc D01 trên thang điểm 30.

Điểm xét tuyển của đối tượng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông của các tổ hợp môn xét tuyển A01, D01, D06, D07 thấp hơn tổ hợp A00 là 1,00 điểm trên thang điểm 30. Đồng thời, điểm xét tuyển của các nhóm đối tượng trên đã bao gồm điểm ưu tiên giải thưởng, điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách và khu vực, điểm chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được quy đổi theo quy định tại Thông báo Tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 của nhà trường.
Đối với Chương trình Khoa học máy tính và dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh, bảng quy đổi căn cứ trên dữ liệu điểm xét tuyển theo nhóm đối tượng xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển của trường (theo tổ hợp gốc A00 trên thang điểm 40).

Điểm xét tuyển của các đối tượng tuyển sinh được quy về thang điểm 40 (đã bao gồm điểm ưu tiên giải thưởng, điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách và khu vực, điểm chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được quy đổi) theo quy định tại Thông báo Tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 của nhà trường.
Bên cạnh đó, điểm xét tuyển của nhóm đối tượng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 xét tuyển chương trình này không áp dụng mức chênh lệch điểm giữa các tổ hợp môn xét tuyển.
Đối với Chương trình tiêu chuẩn Ngôn ngữ thương mại, bảng quy đổi căn cứ trên dữ liệu điểm xét tuyển theo nhóm đối tượng xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển của trường (theo tổ hợp gốc D01 trên thang điểm 40).

Điểm xét tuyển của các đối tượng tuyển sinh được quy về thang điểm 40 (đã bao gồm điểm ưu tiên giải thưởng, điểm ưu tiên đối tượng chính sách và khu vực) theo quy định tại Thông báo Tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 của nhà trường.
Đối với Chương trình Chất lượng cao Ngôn ngữ thương mại, bảng quy đổi căn cứ trên dữ liệu điểm xét tuyển theo nhóm đối tượng xét tuyển kết hợp giữa kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 và điểm quy đổi của chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (CCNNQT), theo tổ hợp gốc D01 trên thang điểm 40.

Tại Trường Đại học Mở Hà Nội, công thức tính quy đổi điểm (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) như sau:

Bảng quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào, điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển của Trường Đại học Mở Hà Nội:

Theo thông tin đăng tải trên website Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, nhà trường quy đổi tương đương điểm xét tuyển, điểm trúng tuyển của các phương thức như sau:
Đối với phương thức xét tuyển thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, thí sinh có chứng chỉ quốc tế kết hợp với kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông (phương thức 2), điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân và được tính theo công thức:
ĐXTPT2 = ĐKQHT × 2 + ĐQĐCC + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó, ĐKQHT là điểm quy đổi tương đương giữa kết quả học tập bậc trung học phổ thông (KQHB) và điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo thang điểm 10, theo quy tắc tuyến tính hóa từng khoảng điểm, chi tiết theo bảng dưới đây:

Trong đó kết quả học tập cả năm lớp 10, 11, 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển theo thang điểm 10 làm tròn đến hai chữ số thập phân, điểm năm lớp 10 và 11 tính theo hệ số 1, điểm năm lớp 12 tính theo hệ số 2. Điểm KQHB được tính như sau:
KQHB = (M1 × 2 + M2 + M3)/16
Điểm của môn Mi (i=1, 2, 3) được tính theo công thức:
Mi= Điểm môn i lớp 10 + Điểm môn i lớp 11 + Điểm môn i lớp 12 × 2
M1 quy định là điểm môn Toán, M2 và M3 là điểm 2 môn còn lại thuộc tổ hợp môn xét tuyển. Riêng các mã xét tuyển ngành/chương trình đào tạo Thiết kế thời trang, Ngôn ngữ học, Trung Quốc học và các mã xét tuyển ngành/chương trình đào tạo thuộc các nhóm ngành Ngôn ngữ, Văn học và văn hóa nước ngoài, Du lịch, Khách sạn, Nhà hàng: M1 quy định là điểm môn Ngữ văn.
ĐQĐCC là điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế hoặc giải học sinh giỏi thí sinh đoạt được theo bảng quy đổi giải học sinh giỏi cấp tỉnh/điểm chứng chỉ quốc tế sang thang điểm 10 đã công bố chi tiết tại Thông tin tuyển sinh trình độ đại học năm 2025 của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Điểm ưu tiên bao gồm điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường. Điểm chênh lệch giữa các tổ hợp bằng 0.
Đồng thời, quy đổi tương đương điểm trúng tuyển của phương thức 2 và phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 theo tỷ lệ 1:1.
Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông năm 2025 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức (phương thức 4), điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân, được tính như sau:
ĐXTPT4 = ĐQĐNL + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó, ĐQĐNL là điểm quy đổi tương đương giữa tổng điểm của bài thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông năm 2025 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức và điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo thang điểm 30, chi tiết theo bảng dưới đây:

Điểm ưu tiên bao gồm điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường. Bên cạnh đó, quy đổi tương đương điểm trúng tuyển của phương thức 4 và phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 theo tỷ lệ 1:1.
Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá tư duy năm 2025 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức (phương thức 5), điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân và được tính như sau:
ĐXTPT5 = ĐQĐTD + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó, ĐQĐTD là điểm quy đổi tương đương giữa tổng điểm bài thi đánh giá tư duy năm 2025 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức và điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo thang điểm 30, chi tiết theo bảng dưới đây:

Trong đó, điểm ưu tiên bao gồm điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường. Quy đổi tương đương điểm trúng tuyển của phương thức 5 và phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 theo tỷ lệ 1:1.
Theo thông tin đăng tải trên website Đại học Kinh tế Quốc dân, quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025 của nhà trường như sau:

Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển (trừ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển) được quy đổi sang thang điểm 30 đối với các ngành thuộc nhóm 2 và quy đổi sang thang điểm 40 đối với các ngành nhóm 1, nhóm 3 và nhóm 4.
Bảng quy đổi mức điểm chuẩn giữa các phương thức xét tuyển đối với thang điểm 30:

Bảng quy đổi mức điểm chuẩn giữa các phương thức xét tuyển đối với thang điểm 40:

Năm 2025, Trường Đại học Điện lực tuyển sinh đại học theo 4 phương thức: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông (xét học bạ); Xét tuyển kết hợp dựa trên chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả học tập 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển; Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; Xét tuyển thẳng theo quy định trong quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bảng quy đổi điểm tương đương mức điểm chuẩn giữa các phương thức xét tuyển cụ thể như sau:

Theo thông tin đăng tải trên cổng thông tin điện tử Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI), nhà trường thông báo bảng quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển năm 2025 cụ thể như sau:

Ảnh chụp màn hình.
Trong đó, y là điểm của phương thức gốc (phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông); x là điểm của phương thức cần quy đổi; m là điểm bắt đầu của khoảng điểm phương thức cần quy đổi; n là điểm kết thúc của khoảng điểm phương thức cần quy đổi; a là điểm bắt đầu của khoảng điểm tương ứng phương thức gốc; b là điểm kết thúc của khoảng điểm tương ứng phương thức gốc.

UNETI tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển năm 2025. Ảnh: website nhà trường
Tại Trường Đại học Hà Nội, tổng điểm xét tuyển kết hợp (sau quy đổi) = ((Toán + Văn + Ngoại ngữ × 2) – 4) + Điểm khuyến khích + Điểm ưu tiên (nếu có) x 4/3.
Điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển được quy đổi sang thang điểm 40, cụ thể như sau:

Căn cứ theo hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng phương pháp bách phân vị (Percentile Equating) để tìm ra các mức điểm chuẩn tương đương giữa 3 phương thức tuyển sinh bao gồm: phương thức Xét tuyển tài năng, phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy (TSA) và phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Bên cạnh đó, Đại học Bách khoa Hà Nội tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu tuyển sinh của 3 năm trở lại đây, các tổ hợp xét tuyển khác nhau, phân tích phổ điểm Xét tuyển tài năng theo các diện, phổ điểm bài thi TSA, phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 với 02 tổ hợp gốc là A00 (Toán - Lý - Hóa) và D01 (Toán - Văn - Anh) để làm căn cứ xác định khoảng phân vị tương quan.
Bảng phân vị tương quan giữa các phương thức tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội được xác định thông qua phương pháp bách phân vị trên tập dữ liệu của các thí sinh có cả 2 điểm thi TSA và điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo tổ hợp A00; Tập dữ liệu của các thí sinh có cả 2 điểm thi TSA và điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo tổ hợp D01; Top% điểm Xét tuyển tài năng diện 1.2 và diện 1.3 được tính trên tổng số thí sinh có điểm theo phương thức Xét tuyển tài năng từ mức điểm sàn đến mức cao nhất; Top% điểm TSA được tính trên tổng số thí sinh có điểm TSA từ mức điểm sàn đến mức cao nhất.
Từ Bảng phân vị tương quan với các giá trị khoảng điểm phân vị cụ thể sẽ thực hiện nội suy hàm quy đổi mức điểm chuẩn giữa các phương thức tuyển sinh khác nhau. Theo đó, từ mức điểm chuẩn thuộc khoảng phân vị của phương thức tuyển sinh này sẽ được nội suy tương đương sang mức điểm chuẩn thuộc khoảng phân vị tương ứng với phương thức tuyển sinh khác theo công thức như sau:
Từ dữ liệu điểm của các phương thức đã công bố, Bảng phân vị tương quan mức điểm chuẩn giữa các phương thức tuyển sinh năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội được xác định cụ thể theo 2 tổ hợp gốc là A00 và D01 như dưới đây:

Bảng phân vị tương quan mức điểm chuẩn giữa các phương thức có tổ hợp gốc A00.

Bảng phân vị tương quan mức điểm chuẩn giữa các phương thức có tổ hợp gốc D01.
Tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, nhà trường xây dựng hàm tương quan nhằm quy đổi điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển. Việc xây dựng căn cứ vào kết quả phân tích điểm tích lũy của kết quả học tập của sinh viên, phổ điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển trong 2 năm gần đây, đồng thời kết hợp với dữ liệu kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025.
Việc quy đổi nhằm đảm bảo sự tương đồng về chất lượng đầu vào giữa các phương thức, từ đó làm căn cứ xác định điểm trúng tuyển tương ứng cho từng phương thức xét tuyển trong năm 2025.
Hàm quy đổi tương đương giữa điểm trúng tuyển bằng phương thức xét điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sang điểm trúng tuyển bằng phương thức xét kết quả học tập bậc trung học phổ thông lớp 12 kết hợp với thành tích nổi bật (nếu có).

Trong đó, X là điểm trúng tuyển bằng phương thức xét điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025; Y là điểm trúng tuyển bằng phương thức xét điểm kết quả học tập trung học phổ thông năm lớp 12 kết hợp thành tích nổi bật (nếu có).
Hàm quy đổi điểm trúng tuyển bằng phương thức xét điểm kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2025 về thang điểm 30.

Trong đó, X là điểm trúng tuyển bằng phương thức xét điểm kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2025 (thang điểm 1.200); Y là điểm trúng tuyển bằng phương thức xét điểm kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2025 quy đổi về thang điểm 30.