Báo động nạn đói do xung đột và bạo lực

Gần 300 triệu người trên thế giới phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng trong năm 2024, mức cao nhất từ trước đến nay, chủ yếu do xung đột vũ trang và các cuộc khủng hoảng khác. Tình trạng này trở nên đáng báo động hơn khi nhiều quốc gia giảm các khoản viện trợ quốc tế trong thời gian tới.

Đây là những số liệu từ “Báo cáo về khủng hoảng lương thựctoàn cầu 2025” (2025 Global Report on Food Crises) được “Mạng thông tin an ninhlương thực” (FSIN) thực hiện và công bố mới đây. FSIN là một nền tảng hợp tácquốc tế được đồng tài trợ bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc(FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Viện Nghiên cứu chính sáchlương thực quốc tế (IFPRI), cung cấp dữ liệu và thông tin về tình hình an ninhlương thực trên toàn cầu.

Theo báo cáo của FSIN, trong năm 2024, khoảng 295,3 triêụngười tại 53 trong số 65 quốc gia được phân tích phải sống trong tình trạng mấtan ninh lương thực ở “mức độ nghiêm trọng cao”. Năm 2024 là năm thứ 6 liên tiếpchứng kiến xu hướng gia tăng số người rơi vào tình trạng mất an ninh lương thựcở mức độ nghiêm trọng. Trước đó, năm 2023, con số này là 281,6 triệu người.

Gaza chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nạn đói do không thể tiếp cận nguồn viện trợ quốc tế. Ảnh Getty Images.

Gaza chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nạn đói do không thể tiếp cận nguồn viện trợ quốc tế. Ảnh Getty Images.

Xung đột dẫn tới nạn đói

Báo cáo xác định, xung đột và bạo lực là nguyên nhân chínhgây ra nạn đói nghiêm trọng tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, ảnh hưởng đến khoảng140 triệu người. Trong khi đó, thời tiết cực đoan là yếu tố chính gây ra tìnhtrạng này tại 18 quốc gia, ảnh hưởng đến hơn 96 triệu người, đặc biệt là ở Namchâu Phi, Nam Á và vùng Sừng châu Phi. Ngoài ra, “các cú sốc kinh tế” trong thơìgian gần đây là nguyên nhân chính tại 15 nước.

Trong báo cáo, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterresnói rõ thực trạng hiện nay: “Từ Dải Gaza, Sudan, Yemen đến Mali, nạn đói thảmkhốc do xung đột và các yếu tố khác gây ra đang chạm mức kỷ lục, đẩy các hộ giađình đến bờ vực của nạn đói”. Người đứng đầu Liên hợp quốc cũng đưa ra mộtthông điệp rất rõ ràng rằng nạn đói và suy dinh dưỡng đang lan rộng với tốc độnhanh hơn khả năng ứng phó của cộng đồng quốc tế.

Gaza là ví dụ điển hình nhất cho tình trạng xung đột dẫn đếnnạn đói. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nguy cơ nạn đói đang gia tăng tạiGaza, địa điểm đang chứng kiến giao tranh ác liệt, do Israel chặn nguồn cung cấpthực phẩm. WHO cho biết, toàn bộ 2,1 triệu dân Gaza đang phải đối mặt với tìnhtrạng thiếu lương thực kéo dài, gần nửa triệu người đối mặt với tình trạng thảmkhốc của nạn đói, suy dinh dưỡng cấp tính, bệnh tật. Đây là một trong những cuộckhủng hoảng nạn đói tồi tệ nhất thế giới.

“Chúng ta không cần phải đợi tuyên bố nạn đói ở Gaza để biếtrằng người dân tại đây đang chết đói, ốm đau và chết dần chết mòn, trong khi thựcphẩm và thuốc men nằm ngay bên kia biên giới. Nếu không được tiếp cận ngay vơíthực phẩm và nhu yếu phẩm, tình hình sẽ tiếp tục xấu đi, gây ra nhiều ca tửvong hơn và nạn đói là điều không thể tránh khỏi”, Tổng giám đốc WHO TedrosAdhanom Ghebreyesus cho biết.

Viện trợ hết hạn, “đắp chiếu” chờ tiêu hủy

Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho biết, bất chấp việc nạn đói xảyra ở nhiều nơi, một phần ba lượng thực phẩm sản xuất toàn cầu vẫn bị thất thoáthoặc lãng phí. Đáng chú ý, một lượng không nhỏ viện trợ đã bị “đắp chiếu” trongthời gian dài và có nguy cơ hư hỏng, dẫn đến lãng phí trong khi không được chuyểnđến tay người rất cần những viện trợ đó.

Reuters mới đây đưa tin, hàng chục nghìn tấn thực phẩm củanhiều tổ chức từ thiện đang bị tồn kho do Washington cắt giảm viện trợ, trongđó 500 tấn lương khô sắp hết hạn sử dụng. Các kho nằm ở Djibouti, Nam Phi,Dubai và Mỹ, ước tính chứa khoảng 60.000-66.000 tấn thực phẩm được sản xuất ở Mỹ,gồm lương khô, dầu thực vật, ngũ cốc, tổng trị giá hơn 98 triệu USD. Cơ quan Hỗtrợ Nhân đạo (BHA) thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), là đơn vị quảnlý các kho này.

Lượng thực phẩm này đủ nuôi sống hơn một triệu người trongba tháng, hoặc toàn bộ dân số ở Dải Gaza trong hơn một tháng. Một số nguồn tincho biết, khoảng 500 tấn lương khô tại nhà kho ở Dubai sẽ hết hạn vào tháng 7,có khả năng bị tiêu hủy hoặc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Dù chính quyền ôngTrump đã miễn trừ cho một số chương trình, trong đó có ở Dải Gaza và Sudan, quyếtđịnh hủy hợp đồng và đóng băng nguồn tiền thanh toán cho các nhà cung cấp, đơnvị vận chuyển, đã khiến hàng hóa tồn đọng trong nhiều kho. Bộ Ngoại giao Mỹ,đơn vị giám sát USAID, cho biết đang nỗ lực để đảm bảo các chương trình viện trợđược duy trì liên tục và chuyển giao trước tháng 7 như một phần trong quá trìnhchấm dứt hoạt động USAID.

Tình hình kém khả quan trong năm 2025

Báo cáo của FSIN cũng đưa ra cảnh báo rằng triển vọng chonăm 2025 không mấy sáng sủa, trong bối cảnh nhiều nước tài trợ lớn đã cắt giảmđáng kể ngân sách dành cho viện trợ nhân đạo. Báo cáo chỉ ra rằng “việc chấm dứtđột ngột” nguồn tài trợ vào năm 2025 đã làm gián đoạn các hoạt động nhân đạo ơẢfghanistan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Haiti, Nam Sudan, Sudan vaYèmen. Nguồn tài trợ cho các lĩnh vực thực phẩm nhân đạo dự kiến ##sẽ giảm tơí45%.

“Đây không chỉ là sự thất bại hệ thống mà còn là sự thất bạicủa nhân loại. Nạn đói trong thế kỷ XXI là điều khó có thể bào chữa. Chúng takhông thể xử lý những chiếc bụng đói với đôi bàn tay trắng và sự thờ ơ”, ngươìđứng đầu Liên hợp quốc nhấn mạnh. Đáng lo ngại hơn, chính quyền của Tổng thốngMỹ Donald Trump đã cắt giảm mạnh chi tiêu viện trợ nước ngoài, các quốc giakhác cũng đã giảm đóng góp của họ. Mỹ là nước tài trợ các chương trình viện trợnhân đạo lớn nhất thế giới, chiếm ít nhất 38% tổng đóng góp được Liên hợp quốcghi nhận. Năm 2024, Washington đã giải ngân 61 tỷ USD viện trợ nước ngoài,trong đó hơn 1/2 được phân bổ thông qua USAID.

Theo cand.com.vn

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/quoc-te/bao-dong-nan-doi-do-xung-dot-va-bao-luc