Bên trong ngôi nhà Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập

Nằm trong khu phố cổ của thủ đô Hà Nội, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945.

Nhà 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thuộc phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây cũng là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu trở về Hà Nội và ra những quyết định có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với dân tộc Việt Nam.

Nhà 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thuộc phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây cũng là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu trở về Hà Nội và ra những quyết định có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với dân tộc Việt Nam.

Căn nhà này của gia đình ông Trịnh Văn Bô, một tư sản dân tộc được giác ngộ cách mạng sớm và trở thành đảng viên cộng sản. Trong thời gian Bác Hồ về ở và làm việc tại căn nhà 48 Hàng Ngang, từ 25/8 đến đầu tháng 9/1945, gia đình ông Trịnh Văn Bô đã hết lòng phục vụ, chăm lo cho Bác và các đồng chí trong Trung ương Đảng. Bác Hồ từng bày tỏ gia đình là ân nhân của cách mạng.

Căn nhà này của gia đình ông Trịnh Văn Bô, một tư sản dân tộc được giác ngộ cách mạng sớm và trở thành đảng viên cộng sản. Trong thời gian Bác Hồ về ở và làm việc tại căn nhà 48 Hàng Ngang, từ 25/8 đến đầu tháng 9/1945, gia đình ông Trịnh Văn Bô đã hết lòng phục vụ, chăm lo cho Bác và các đồng chí trong Trung ương Đảng. Bác Hồ từng bày tỏ gia đình là ân nhân của cách mạng.

Sau này, ngôi nhà 48 Hàng Ngang được gia đình ông Trịnh Văn Bô hiến tặng cho Nhà nước và trở thành một di tích lịch sử, bởi nơi đây đã gắn liền với sự kiện quan trọng của đất nước.

Sau này, ngôi nhà 48 Hàng Ngang được gia đình ông Trịnh Văn Bô hiến tặng cho Nhà nước và trở thành một di tích lịch sử, bởi nơi đây đã gắn liền với sự kiện quan trọng của đất nước.

Hiện vật được trưng bày ở hai tầng, tầng một của ngôi nhà trưng bày những đồ của Bác như bộ quần áo kaki, chiếc vali mây, các di ảnh và một số đồ vật của các bậc lão thành cách mạng. Khu tầng hai là nơi làm việc của Bác Hồ và Thường vụ Trung ương, nội thất và các hiện vật đều được giữ nguyên vẹn.

Hiện vật được trưng bày ở hai tầng, tầng một của ngôi nhà trưng bày những đồ của Bác như bộ quần áo kaki, chiếc vali mây, các di ảnh và một số đồ vật của các bậc lão thành cách mạng. Khu tầng hai là nơi làm việc của Bác Hồ và Thường vụ Trung ương, nội thất và các hiện vật đều được giữ nguyên vẹn.

Bộ quần áo kaki mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mặc trong lễ Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945.

Bộ quần áo kaki mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mặc trong lễ Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945.

Toàn văn bản tuyên ngôn độc lập được đặt trang trọng tại di tích 48 Hàng Ngang.

Toàn văn bản tuyên ngôn độc lập được đặt trang trọng tại di tích 48 Hàng Ngang.

Vào ngày 2/9/1945, Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trọng đại, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho mọi người dân Việt Nam.

Vào ngày 2/9/1945, Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trọng đại, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho mọi người dân Việt Nam.

Hơn 79 năm trôi qua, những nét xưa cũ của ngôi nhà vẫn còn đó. Tất cả đều như còn nguyên hơi ấm từ quá khứ vọng về. Ngôi nhà đã gắn liền với những ngày cách mạng tháng Tám vẻ vang của dân tộc, đồng thời gắn liền với sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hơn 79 năm trôi qua, những nét xưa cũ của ngôi nhà vẫn còn đó. Tất cả đều như còn nguyên hơi ấm từ quá khứ vọng về. Ngôi nhà đã gắn liền với những ngày cách mạng tháng Tám vẻ vang của dân tộc, đồng thời gắn liền với sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tầng hai, phòng ngoài cùng hướng ra phố Hàng Ngang là phòng khách, được dùng làm nơi tiếp khách của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng. Giữa phòng là 4 ghế sofa đơn đặt đối diện nhau, cạnh cửa sổ là ghế dài nơi các đồng chí cảnh vệ của chủ tịch Hồ Chí Minh thường ngồi.

Tầng hai, phòng ngoài cùng hướng ra phố Hàng Ngang là phòng khách, được dùng làm nơi tiếp khách của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng. Giữa phòng là 4 ghế sofa đơn đặt đối diện nhau, cạnh cửa sổ là ghế dài nơi các đồng chí cảnh vệ của chủ tịch Hồ Chí Minh thường ngồi.

Chiếc bàn nơi bản Tuyên ngôn độc lập được thông qua.

Chiếc bàn nơi bản Tuyên ngôn độc lập được thông qua.

Nhiều người dân Việt Nam đến ngôi nhà tìm hiểu lại các chi tiết về lịch sử cũng như những chứng tích được ghi lại. Vì nơi đây có những bức ảnh, tư liệu mà trên mạng xã hội không thể tìm thấy.

Nhiều người dân Việt Nam đến ngôi nhà tìm hiểu lại các chi tiết về lịch sử cũng như những chứng tích được ghi lại. Vì nơi đây có những bức ảnh, tư liệu mà trên mạng xã hội không thể tìm thấy.

Tầng 3 hiện được dùng làm nơi dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tầng 3 hiện được dùng làm nơi dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Anh Tuấn - Đức Nguyễn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ben-trong-ngoi-nha-bac-ho-viet-tuyen-ngon-doc-lap-post1669019.tpo