Bí mật thí nghiệm chứng minh con người còn ý thức sau khi chết

Nhằm tìm ra câu trả lời về việc con người có còn ý thức sau khi chết hay không, nhà hóa học Antoine-Laurent Lavoisier đích thân làm đối tượng thí nghiệm. Ông đã có được câu trả lời theo cách rùng rợn.

Thế giới rộng lớn có vô số điều khiến con người tò mò, đi tìm lời giải. Trong số này có việc nhiều người tự hỏi sau khi chết, con người có còn ý thức hay không? Liệu họ có thể nghe thấy tiếng khóc, hét lên... của gia đình hay những người yêu thương khi bạn qua đời hay không?

Thế giới rộng lớn có vô số điều khiến con người tò mò, đi tìm lời giải. Trong số này có việc nhiều người tự hỏi sau khi chết, con người có còn ý thức hay không? Liệu họ có thể nghe thấy tiếng khóc, hét lên... của gia đình hay những người yêu thương khi bạn qua đời hay không?

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề trên. Trong số này, đáng chú ý là nghiên cứu của nhà hóa học và là viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp Antoine-Laurent Lavoisier.

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề trên. Trong số này, đáng chú ý là nghiên cứu của nhà hóa học và là viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp Antoine-Laurent Lavoisier.

Sinh năm 1743 tại Paris, ông Lavoisier được mệnh danh là "cha đẻ của ngành Hóa học hiện đại" khi các công trình của ông đã đặt nền móng cho các nguyên tắc chính, bao gồm định luật bảo toàn khối lượng và cách gọi tên các chất hóa học một cách có hệ thống.

Sinh năm 1743 tại Paris, ông Lavoisier được mệnh danh là "cha đẻ của ngành Hóa học hiện đại" khi các công trình của ông đã đặt nền móng cho các nguyên tắc chính, bao gồm định luật bảo toàn khối lượng và cách gọi tên các chất hóa học một cách có hệ thống.

Vào năm 1769, ông Lavoisier được trao danh hiệu viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Sau đó, ông sử dụng 500.000 franc để trở thành một viên chức thuế khoán, chủ quan thuế muối và thuốc lá trước khi đảm nhiệm chức vụ trong Ủy ban Tài chính và Giám sát Thuốc súng Hoàng gia.

Vào năm 1769, ông Lavoisier được trao danh hiệu viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Sau đó, ông sử dụng 500.000 franc để trở thành một viên chức thuế khoán, chủ quan thuế muối và thuốc lá trước khi đảm nhiệm chức vụ trong Ủy ban Tài chính và Giám sát Thuốc súng Hoàng gia.

Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, ông Lavoisier lâm vào tình cảnh nguy hiểm. Sau Cách mạng Pháp, tình hình chính trị của nước này xảy ra hỗn loạn. Những kẻ cấp tiến trong quốc hội Pháp lúc bấy giờ nhắm vào, bắt giữ, xử tử những viên chức thuế - nhóm người bị coi là "ma cà rồng" hút máu người dân trước Cách mạng. Theo đó, ông Lavoisier bị phán tội chết và thi hành án tử vào năm 1794 dù chỉ là một viên chức ngành thuế bình thường.

Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, ông Lavoisier lâm vào tình cảnh nguy hiểm. Sau Cách mạng Pháp, tình hình chính trị của nước này xảy ra hỗn loạn. Những kẻ cấp tiến trong quốc hội Pháp lúc bấy giờ nhắm vào, bắt giữ, xử tử những viên chức thuế - nhóm người bị coi là "ma cà rồng" hút máu người dân trước Cách mạng. Theo đó, ông Lavoisier bị phán tội chết và thi hành án tử vào năm 1794 dù chỉ là một viên chức ngành thuế bình thường.

Khi đối mặt với sự việc này, ông Lavoisier vẫn giữ được sự bình tĩnh, không suy sụp và tuyệt vọng. Ông còn nghĩ có thể làm được gì trong những ngày cuối cùng trong đời.

Khi đối mặt với sự việc này, ông Lavoisier vẫn giữ được sự bình tĩnh, không suy sụp và tuyệt vọng. Ông còn nghĩ có thể làm được gì trong những ngày cuối cùng trong đời.

Sau khi suy nghĩ kỹ, ông Lavoisier quyết định để bản thân làm đối tượng thí nghiệm nhằm tìm ra lời giải con người có còn ý thức sau khi chết hay không.

Sau khi suy nghĩ kỹ, ông Lavoisier quyết định để bản thân làm đối tượng thí nghiệm nhằm tìm ra lời giải con người có còn ý thức sau khi chết hay không.

Theo đó, trước khi lên máy chém vào ngày hành hình, ông Lavoisier cầu xin đao phủ hãy nhìn xem đôi mắt của ông có còn nhấp nháy không và nếu nhấp nháy thì chớp bao nhiêu lần sau khi bị chém đầu.

Theo đó, trước khi lên máy chém vào ngày hành hình, ông Lavoisier cầu xin đao phủ hãy nhìn xem đôi mắt của ông có còn nhấp nháy không và nếu nhấp nháy thì chớp bao nhiêu lần sau khi bị chém đầu.

Nghe ông Lavoisier nói xong, đao phủ kinh ngạc, thậm chí khó tin đây là lời trăn trối cuối cùng của ông. Vì kính nể ông Lavoisier đã có nhiều cống hiến cho khoa học nên đao phủ đồng ý làm di nguyện của ông.

Nghe ông Lavoisier nói xong, đao phủ kinh ngạc, thậm chí khó tin đây là lời trăn trối cuối cùng của ông. Vì kính nể ông Lavoisier đã có nhiều cống hiến cho khoa học nên đao phủ đồng ý làm di nguyện của ông.

Sau khi ông Lavoisier bị chém đầu, đao phủ quan sát tỉ mỉ và thấy mắt của ông Lavoisier vẫn chớp, thậm chí còn chớp mắt tới 11 lần. Qua đó, nhà khoa học này đã chứng minh con người vẫn còn ý thức trong một thời ngắn sau khi trút hơi thở cuối cùng.

Sau khi ông Lavoisier bị chém đầu, đao phủ quan sát tỉ mỉ và thấy mắt của ông Lavoisier vẫn chớp, thậm chí còn chớp mắt tới 11 lần. Qua đó, nhà khoa học này đã chứng minh con người vẫn còn ý thức trong một thời ngắn sau khi trút hơi thở cuối cùng.

Mời độc giả xem video: Nhà khoa học Google dự đoán con người sẽ bất tử sau 7 năm nữa.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/tri-thuc-viet-toan-cau/bi-mat-thi-nghiem-chung-minh-con-nguoi-con-y-thuc-sau-khi-chet-1998779.html