Biển - Mạch sống của ngư dân

Cà Mau có nhiều cửa sông thông ra biển như: Gành Hào, Hố Gùi, Bồ Ðề, Rạch Gốc, Bảy Háp, Cái Ðôi Vàm, Ông Ðốc, Khánh Hội... và có diện tích ngư trường khai thác hơn 71.000 km2, được đánh giá là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng hải sản lớn và phong phú về chủng loại. Ðây là thế mạnh để kinh tế biển phát triển, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế địa phương.

Ðối với ngư dân, cuộc sống dựa vào biển, gắn bó với biển từ đời này qua đời khác, biển không chỉ là nguồn sống mà đã trở thành hồn cốt quê hương.

Nghề đánh bắt trên biển nặng nhọc và tiềm ẩn nhiều hiểm nguy, lúc mọi người trên đất liền chìm vào giấc ngủ là thời điểm công việc đánh bắt mới bắt đầu.

Nghề đánh bắt trên biển nặng nhọc và tiềm ẩn nhiều hiểm nguy, lúc mọi người trên đất liền chìm vào giấc ngủ là thời điểm công việc đánh bắt mới bắt đầu.

Sự có mặt của ngư phủ trên vùng biển thay lời khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Sự có mặt của ngư phủ trên vùng biển thay lời khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ông Nguyễn Vinh Lộc (quê tỉnh Trà Vinh) gần 60 tuổi vẫn gắn bó với nghề đi biển.

Ông Nguyễn Vinh Lộc (quê tỉnh Trà Vinh) gần 60 tuổi vẫn gắn bó với nghề đi biển.

Nghề biển đem lại thu nhập chính cho nhiều ngư phủ, tạo nguồn thu ổn định cho người dân vùng biển.

Nghề biển đem lại thu nhập chính cho nhiều ngư phủ, tạo nguồn thu ổn định cho người dân vùng biển.

Văn Ðum thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/bien-mach-song-cua-ngu-dan-a35842.html