Bảo vệ môi trường biển

Bảo vệ môi trường biển được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vấn đề này đã được cụ thể hóa trong các nghị quyết của Ðảng và Chính phủ. Cùng với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, tại Cà Mau, việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường biển tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn còn không ít thách thức. Ðể trả lại môi trường trong sạch cho vùng biển, cần sự quyết tâm cũng như sự đồng lòng, đồng thuận và đồng bộ các giải pháp.

Xuôi dòng Cửa Lớn

Trong khoảng thời gian gần 14 năm công tác, đã không ít lần tôi được ngồi ca nô, vỏ máy, xuôi dòng sông Cửa Lớn. Lần trở lại này cũng vậy, sông Cửa Lớn vẫn còn đó nét đẹp hoang sơ nhưng không kém phần hùng vĩ, không ngừng vun đắp phù sa cho rừng ngập mặn Cà Mau thêm trù phú.

Cần đa dạng hình thức sản xuất

Ông Huỳnh Văn Sáu, Chủ tịch UBND xã Tam Giang Ðông, thông tin, địa phương có 3/6 ấp có đất sản xuất nằm trên lâm phần rừng phòng hộ. Hiện nay, việc quản lý, chỉ đạo phát triển các loài thủy sản kết hợp với con tôm dưới tán rừng ở các ấp này gặp nhiều bất cập, do đa phần người dân nhận khoán đất rừng của các đơn vị tự túc trước đây, diện tích mặt nước ít, khó mở rộng sản xuất.

Cà Mau: Cấp bách phòng chống sạt lở

Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và địa hình bờ biển phức tạp so với cả nước. Nhiều năm nay, thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, cùng tình trạng sụp lún đất làm bờ sông, bờ biển tỉnh này bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng.

Phòng, chống sạt lở - Ưu tiên nhiệm vụ cấp bách

'Chủ động sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, bờ biển, phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành 90% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở; phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành xử lý sạt lở tại các khu vực trọng điểm xung yếu ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, hệ thống đê điều...' là những mục tiêu quan trọng trong Ðề án Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm cơ sở cho Cà Mau xây dựng lộ trình, bước đi phù hợp trước tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trên địa bàn.

Thông tin về việc xử lý đơn của Công ty TNHH Vũ Hồng Phát

Báo Nhân Dân nhận được Công văn của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội số 76/VKSHN-P9 ngày 12/12/2022 thông tin về việc xử lý đơn của Công ty TNHH Vũ Hồng Phát do Báo Nhân Dân chuyển đến. Nội dung chính như sau:

Làm giàu từ biển

Trải qua quá trình dài gắn bó và phát triển với hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của đại dương rộng lớn, đã hình thành những đô thị biển. Cà Mau nay giữ vai trò đầu tàu kinh tế, động lực trong chiến lược phát triển bền vững của địa phương, gắn với đảm bảo chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Cuộc trải nghiệm 'kỳ thú' dưới tán rừng ngập mặn vùng Đất Mũi

Dùng xuồng nhỏ hoặc canô tham quan sinh cảnh dưới tán rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, là trải nghiệm thú vị đối với nhiều du khách.

Cà Mau: Khát vọng từ biển (Bài 1)

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nhận thức của toàn hệ thống chính trị, Nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển được nâng lên rõ rệt. Năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII tiếp tục ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, với quyết tâm đến năm 2030 đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển. Kết quả và tinh thần ấy càng hun đúc cho quê hương Cà Mau, 1 trong 28 tỉnh, thành phố có biển, 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của quốc gia, giàu tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng giàu lên từ biển.

Trải nghiệm rừng ngập mặn

Vùng đất Ngọc Hiển được thiên nhiên ban tặng khu rừng đước lớn nhất Việt Nam, với diện tích trên 34.800 ha, trải dài sông Cửa Lớn, nối từ cửa Bồ Ðề ở phía biển Ðông với cửa Ông Trang ở vịnh Thái Lan; là một trong những rừng ngập mặn lớn nhất thế giới, chỉ sau rừng Amazon của Nam Mỹ. Phần lớn diện tích rừng đước nằm trong Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau.

Cẩn trọng với 'bà hỏa'!

Trong thời gian vừa qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn diễn biến phức tạp, nhiều vụ cháy lớn xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, tạo tâm lý bất an trong nhân dân.Đặc biệt, vào thời điểm cuối năm, nguy cơ cháy nổ ở các di tích, nơi thờ tự cũng tăng cao do lượng người đến hành hương, cúng viếng, cầu may đông. Thế nhưng, hiện nay tại một số đình, chùa ở Hà Nội công tác phòng cháy vẫn chưa được chính quyền, ngành chức năng, chủ quản nơi thờ tự và người dân quan tâm thực hiện.

Cứu người định nhảy cầu tự tử

Chiều 12-11, Ðội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 5, (Phòng CSGT Công an Hà Nội) bàn giao một thanh niên có ý định nhảy cầu Chương Dương cho Công an phường Bồ Ðề, quận Long Biên (Hà Nội) để liên lạc với người thân tới đón về.

Phòng, chống cháy nổ tại các di tích

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra ba vụ cháy lớn tại các di tích, trong đó, có những di tích mới được tu bổ chưa lâu, tốn kém hàng chục tỷ đồng bị cháy, gây thiệt hại nặng nề.

Kết quả thư bạn đọc

* Trả lời những thắc mắc liên quan việc triển khai thực hiện dự án Trường mầm non Bồ Ðề, phường Bồ Ðề, quận Long Biên (Hà Nội)* Công an huyện Hải Hậu xem xét, giải quyết đơn của bà Trần Thị Ngoan* Giao UBND thị xã Từ Sơn kiểm tra giải quyết đơn của bà Nguyễn Thị Tuyến

Nhân lên những việc làm tử tế

Hà Nội đang trong những ngày hè nóng bức. Nhiệt độ có những ngày lên khoảng 39 đến 40oC, nhưng ngoài trời vào trưa nắng, nhiệt độ thực tế còn cao hơn thế, do hiệu ứng của đô thị. Những người làm việc ngoài trời là vất vả hơn cả. Song, trên nhiều con phố, có những hình ảnh khiến ai cũng thấy mát lòng.