Biết 'không thành kế' của Gia Cát Lượng, sao Tư Mã Ý vẫn thua đau?

Trong tiểu thuyết 'Tam Quốc diễn nghĩa', Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng có nhiều cuộc đấu trí cam go. Trong số này, đáng chú ý là việc Tư Mã Ý trúng 'không thành kế' của Gia Cát Lượng nên phải rút quân.

Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng là mưu sĩ kiệt xuất của nhà Tào Ngụy và Thục Hán dưới thời Tam quốc. Theo đó, 2 quân sư này đã có nhiều cuộc đấu trí, so tài đầy cam go, "nảy lửa".

Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng là mưu sĩ kiệt xuất của nhà Tào Ngụy và Thục Hán dưới thời Tam quốc. Theo đó, 2 quân sư này đã có nhiều cuộc đấu trí, so tài đầy cam go, "nảy lửa".

Trong số này, nổi bật là việc Khổng Minh đã nghĩ ra một mưu kế vi diệu khiến Tư Mã Ý "trúng kế". Đó chính là "không thành kế" nổi tiếng lịch sử.

Trong số này, nổi bật là việc Khổng Minh đã nghĩ ra một mưu kế vi diệu khiến Tư Mã Ý "trúng kế". Đó chính là "không thành kế" nổi tiếng lịch sử.

Theo tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", trong Chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất, vào năm 228, Gia Cát Lượng chỉ huy 10 vạn đại quân ra Kỳ Sơn trấn giữ Nhai Đình - huyết mạch vận lương của nhà Thục để từ đó đánh chiếm Lũng Hữu.

Theo tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", trong Chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất, vào năm 228, Gia Cát Lượng chỉ huy 10 vạn đại quân ra Kỳ Sơn trấn giữ Nhai Đình - huyết mạch vận lương của nhà Thục để từ đó đánh chiếm Lũng Hữu.

Trong bối cảnh đó, Tào Tháo cử Tư Mã Ý dẫn quân đối đầu với lực lượng nhà Thục. Mã Tốc của nhà Thục xung phong trấn thủ Nhai Đình, đánh chặn quân đội Tào Ngụy do Tư Mã Ý chỉ huy. Do không có nhiều kinh nghiệm và không làm theo kế hoạch của Gia Cát Lượng nên Mã Tốc để mất Nhai Đình về tay Tư Mã Ý.

Trong bối cảnh đó, Tào Tháo cử Tư Mã Ý dẫn quân đối đầu với lực lượng nhà Thục. Mã Tốc của nhà Thục xung phong trấn thủ Nhai Đình, đánh chặn quân đội Tào Ngụy do Tư Mã Ý chỉ huy. Do không có nhiều kinh nghiệm và không làm theo kế hoạch của Gia Cát Lượng nên Mã Tốc để mất Nhai Đình về tay Tư Mã Ý.

Lúc này, Gia Cát Lượng quyết định dẫn quân về nước để bảo toàn lực lượng còn lại. Khi đến Tây Thành để vận chuyển nốt quân lương, Khổng Minh chỉ còn chưa đến 3.000 binh lính sĩ quan văn. Phần lớn người trong thành già yếu, bệnh tật. Vị thừa tướng nhà Thục không còn một vị tướng xuất chúng nào bên cạnh để sử dụng.

Lúc này, Gia Cát Lượng quyết định dẫn quân về nước để bảo toàn lực lượng còn lại. Khi đến Tây Thành để vận chuyển nốt quân lương, Khổng Minh chỉ còn chưa đến 3.000 binh lính sĩ quan văn. Phần lớn người trong thành già yếu, bệnh tật. Vị thừa tướng nhà Thục không còn một vị tướng xuất chúng nào bên cạnh để sử dụng.

Khi nghe tin Tư Mã Ý thừa thắng xông lên, thống lĩnh 15 vạn đại quân truy kích quân Thục và đuổi kịp đến Tây Thành, Gia Cát Lượng nhanh chóng nghĩ ra một mưu kế táo bạo nhằm giúp lực lượng nhà Thục rút quân an toàn về nước.

Khi nghe tin Tư Mã Ý thừa thắng xông lên, thống lĩnh 15 vạn đại quân truy kích quân Thục và đuổi kịp đến Tây Thành, Gia Cát Lượng nhanh chóng nghĩ ra một mưu kế táo bạo nhằm giúp lực lượng nhà Thục rút quân an toàn về nước.

Khổng Minh ra lệnh cho cấp dưới cất hết cờ xí trong thành, binh lính đợi tại chỗ, không được phép ra ngoài một mình hay gây ồn ào. Sau đó, ông cho người mở 4 cổng thành rồi cử 20 binh lính trẻ tuổi cải trang thành dân thường đến từng cổng để vẩy nước, quét đường.

Khổng Minh ra lệnh cho cấp dưới cất hết cờ xí trong thành, binh lính đợi tại chỗ, không được phép ra ngoài một mình hay gây ồn ào. Sau đó, ông cho người mở 4 cổng thành rồi cử 20 binh lính trẻ tuổi cải trang thành dân thường đến từng cổng để vẩy nước, quét đường.

Tiếp đến, Gia Cát Lượng dẫn hai thư đồng lên tháp canh rồi ngồi chơi đàn. Khi quân đội của Tư Mã Ý đến cổng thành Nhai Đình, họ vô cùng bất ngờ trước cảnh tượng vắng lặng xung quanh và Khổng Minh thư thái chơi đàn.

Tiếp đến, Gia Cát Lượng dẫn hai thư đồng lên tháp canh rồi ngồi chơi đàn. Khi quân đội của Tư Mã Ý đến cổng thành Nhai Đình, họ vô cùng bất ngờ trước cảnh tượng vắng lặng xung quanh và Khổng Minh thư thái chơi đàn.

Thấy vậy, Tư Mã Ý suy nghĩ xem Gia Cát Lượng đang định làm gì. Sau một hồi quan sát, Tư Mã Ý nhận thấy Khổng Minh và 2 thư đồng bên cạnh đều "mặt không biến sắc". Điều này khiến Tư Mã Ý cho rằng Khổng Minh chắc chắn có âm mưu. Nếu liều lĩnh tiến vào bên trong thành thì sẽ mắc bẫy, nghiêm trọng nhất là khiến toàn quân bị tiêu diệt.

Thấy vậy, Tư Mã Ý suy nghĩ xem Gia Cát Lượng đang định làm gì. Sau một hồi quan sát, Tư Mã Ý nhận thấy Khổng Minh và 2 thư đồng bên cạnh đều "mặt không biến sắc". Điều này khiến Tư Mã Ý cho rằng Khổng Minh chắc chắn có âm mưu. Nếu liều lĩnh tiến vào bên trong thành thì sẽ mắc bẫy, nghiêm trọng nhất là khiến toàn quân bị tiêu diệt.

Vậy nên, Tư Mã Ý hạ lệnh cho 15 vạn quân rút lui. Nhờ "không thành kế" xuất sắc của Khổng Minh, quân đội nhà Thục vượt qua tình huống nguy hiểm và bình an rút quân về nước.

Vậy nên, Tư Mã Ý hạ lệnh cho 15 vạn quân rút lui. Nhờ "không thành kế" xuất sắc của Khổng Minh, quân đội nhà Thục vượt qua tình huống nguy hiểm và bình an rút quân về nước.

Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/biet-khong-thanh-ke-cua-gia-cat-luong-sao-tu-ma-y-van-thua-dau-1947757.html