Cá tốt thật đấy, nhưng ăn nhầm 3 loại này thì gan thận khốn đốn, coi chừng 'nuôi bệnh' trong người

Cá vốn được xem là thực phẩm lành mạnh, nhưng không phải con cá nào cũng tốt, và không phải bộ phận nào cũng nên ăn. Có những loại cá tưởng béo bổ lại chứa đầy kim loại nặng, những chỗ tưởng lành lại có thể khiến gan thận tổn thương nghiêm trọng nếu ăn thường xuyên.

4 bộ phận tưởng vô hại, hóa ra lại “đầu độc” cơ thể

Chúng ta vẫn thường nghe lời khuyên “ăn cá nhiều hơn ăn thịt” vì cá giàu omega-3, tốt cho tim mạch, giúp sáng mắt, bổ não... Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, không phải bộ phận nào của cá cũng nên ăn, thậm chí có những chỗ chứa độc tố nguy hiểm cần loại bỏ ngay từ khâu sơ chế.

1. Mật cá – đắng miệng, đắng cả gan thận

Mật cá là bộ phận chứa nhiều độc tố nhất trong nội tạng cá. Dù bạn có rửa cá kỹ cỡ nào thì độc trong mật vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn. Nhiều người lầm tưởng mật cá trắm bổ dưỡng, thậm chí còn uống chung với rượu hoặc nuốt sống vì tin rằng “càng đắng càng tốt”. Thực tế, không ít trường hợp đã phải nhập viện vì ngộ độc mật cá, gây tổn thương gan và suy thận cấp.

2. Màng nhầy trên da cá – nơi vi khuẩn trú ngụ

Chạm tay vào cá, bạn sẽ thấy một lớp màng nhầy hơi dính – đó chính là “nơi cư trú lý tưởng” cho vi khuẩn và bụi bẩn từ môi trường nước. Nếu không làm sạch lớp nhầy này bằng cách dùng lưng dao cạo kỹ, bạn vô tình đưa vi khuẩn vào cơ thể mình.

3. Não cá – bổ não đâu chưa thấy, nhiễm độc thủy ngân lại nhiều

Nghe thì có vẻ nghịch lý, nhưng não cá – bộ phận được cho là giàu omega-3 và chất béo tốt – lại tiềm ẩn rủi ro lớn nếu ăn thường xuyên. Bởi lẽ, đây là nơi tích tụ dễ dàng kim loại nặng, đặc biệt là thủy ngân. Các loại cá sống ở tầng đáy như cá ngừ, cá kiếm, cá kình… đều nằm trong “vùng nguy hiểm”. Ăn não cá nghĩa là bạn đang tự đưa chất độc vào não và gan mình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

4. Vây và đuôi cá – nơi bám đầy vi khuẩn mà ít ai để ý

Cá bơi lội hằng ngày trong nước bằng đuôi và vây, nên đây chính là phần tiếp xúc nhiều nhất với vi khuẩn và tạp chất ô nhiễm. Dù rửa nước bao nhiêu lần cũng khó sạch được hoàn toàn. Vì vậy, tốt nhất nên dùng kéo cắt bỏ các phần này khi sơ chế.

3 loại cá “hại gan, tổn thận”, nên tránh càng xa càng tốt

Không chỉ cần để ý đến bộ phận, việc chọn loại cá để ăn cũng vô cùng quan trọng. Có những loại cá nhìn tươi ngon nhưng lại là “ổ chứa kim loại nặng” hay sinh trưởng trong môi trường ô nhiễm.

1. Cá quá to, to bất thường – càng to càng độc

Nhiều người nghĩ cá càng to, thịt càng nhiều, càng bổ. Nhưng thực tế, những con cá “quá khổ” thường tích tụ nhiều kim loại nặng như thủy ngân, chì… nhất là những loài đứng đầu chuỗi thức ăn như cá kiếm, cá mập, cá thu vua. Nếu là cá nuôi mà kích thước lớn bất thường thì khả năng cao đã được “vỗ béo” bằng các chất tăng trưởng – ăn vào lâu ngày dễ rối loạn nội tiết, ảnh hưởng tới gan, thận và sức khỏe sinh sản.

2. Cá có mùi lạ, mùi dầu hỏa – dấu hiệu của ô nhiễm nước

Nếu đi chợ thấy cá có mùi khác thường như mùi dầu hỏa, mùi tanh nồng gắt... thì tuyệt đối không nên mua. Đây có thể là cá sống ở vùng nước ô nhiễm hoặc bị nhiễm chất độc công nghiệp. Ngoài việc ảnh hưởng đến mùi vị món ăn, chúng còn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép.

3. Cá sống ở môi trường nước bẩn – “ổ chứa” thủy ngân và vi khuẩn

Những loại cá sống ở ao tù, sông hồ bị ô nhiễm hoặc vùng nước công nghiệp thường xuyên chứa lượng lớn kim loại nặng trong cơ thể. Khi ăn vào, con người cũng hấp thụ những độc chất đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, thận, và có thể dẫn tới các bệnh mãn tính như ung thư.

PV (T/h)

Nguồn Góc nhìn pháp lý: https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/ca-tot-that-day-nhung-an-nham-3-loai-nay-thi-gan-than-khon-don-coi-chung-nuoi-benh-trong-nguoi-20427.html