Các nhà làm phim Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện ảnh

Những kinh nghiệm phát triển điện ảnh từ nhiều nhà làm phim kỳ cựu, nhà nghiên cứu, quản lý điện ảnh của Hàn Quốc đã được chia sẻ trong khuôn khổ Hội thảo 'Điện ảnh Hàn Quốc – Bài học thành công quốc tế và kinh nghiệm phát triển công nghiệp điện ảnh'.

Các nhà làm phim Hàn Quốc và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện ảnh.

Các nhà làm phim Hàn Quốc và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện ảnh.

Học hỏi kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, Giám đốc khẳng định: “Hội thảo rất thiết thực vào thời điểm này vì hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nền , ngành được đánh giá là mũi nhọn của công nghiệp văn hóa. Chúng tôi vẫn cần học tập kinh nghiệm của rất nhiều nền điện ảnh anh em mà trong đó Hàn Quốc là một tấm gương sáng giá để nhiều nền điện ảnh quốc tế học tập”.

Tiến sĩ Ngô Phương Lan cũng chia sẻ rằng, khi chọn chùm phim trong , Ban tổ chức có rất nhiều suy nghĩ, khi so sánh phim Hàn Quốc và phim Việt Nam cùng sản xuất những năm 60 có nhiều điểm tương đồng, nhưng vài thập kỳ sau, điện ảnh Hàn Quốc đã có sự phát triển như vũ bão, đặc biệt là làn sóng Hallyu phát triển toàn cầu đã làm bùng lên sức hút của điện ảnh Hàn Quốc. Không nền điện ảnh nào có thể làm được như vậy, khi vừa phát triển thương mại, vừa phát triển nghệ thuật. Hàn Quốc đã làm nhiều nền điện ảnh quốc tế ngả mũ.

Tiến sĩ Ngô Phương Lan cho rằng, sự phát triển đó không phải vài năm đã có được, mà được tích lũy từ những chính sách, sự phối hợp của các địa phương, đặc biệt là tầm nhìn của các nhà quản lý điện ảnh Hàn Quốc để đưa được điện ảnh nước nhà ra nước ngoài.

“Điều khiến tôi cảm thấy tâm đắc nhất là việc các bạn có thể kể câu chuyện nhân dân, cuộc sống, dân tộc Hàn Quốc bằng thứ điện ảnh mà những người làm điện ảnh và khán giả khắp nơi trên thế giới cảm thấy yêu thích, kính nể. Tôi cũng mong những nhà làm phim của chúng tôi và các quốc gia ASEAN sẽ đúc rút được những bài học và kinh nghiệm” – Giám đốc Liên hoan phim bày tỏ.

 Ông Kim Dongho nói về giai đoạn đầu của điện ảnh Hàn Quốc.

Ông Kim Dongho nói về giai đoạn đầu của điện ảnh Hàn Quốc.

Chia sẻ về sự phát triển của điện ảnh Hàn Quốc trong thập niên 80, ông Kim Dongho, người sáng lập Liên hoan phim Busan cho biết, yếu tố dẫn đến sự thành công trong những năm 80 gồm sự xuất hiện của một “làn sóng mới” – với những đạo diễn như Park Kwang-su, Jang Sun-woo… Họ là những đạo diễn trẻ, mang trong mình tham vọng tạo ra những bộ phim thực sự.

Sau đó, vào năm 1996, tiếp tục xuất hiện những đạo diễn mới như Kim Ki-duk, Hong Sang-soo, Lee Chang-dong… Đó là một giai đoạn liên tục xuất hiện những nhân tài như vậy. Đến những năm 1999, điện ảnh Hàn Quốc tiếp tục có thêm nhiều bộ phim đa dạng hơn nữa.

Năm 1996 thì Liên hoan phim Busan ra đời, theo ông Kim Dongho là nhằm giới thiệu những đạo diễn trẻ, những bộ phim mới ra thị trường thế giới. “Cần phải cho thế giới biết nhiều hơn về điện ảnh Hàn Quốc” – ông nói.

 Ông Park Kwang Su, Chủ tịch Liên hoan phim Busan.

Ông Park Kwang Su, Chủ tịch Liên hoan phim Busan.

Ông Park Kwang Su, Chủ tịch Liên hoan phim Busan cho biết, khoảng những năm 1980, thế hệ những người làm phim trẻ của Hàn Quốc khi đó mong muốn làm thế nào để điện ảnh Hàn Quốc có tiếng nói rõ ràng với thế giới chứ không chịu số phận một nền điện ảnh im tiếng nữa.

Thời kỳ này, Hàn Quốc cũng đang xây dựng nhiều công ty sản xuất phim, nhưng vấn đề là các đạo diễn mới gần như không thể sử dụng lại những gì đã có trước đó, phải thay đổi toàn bộ hệ thống, nhân lực làm phim.

“Những người mới phải xây dựng lại từ đầu – từ nhân lực đến ngôn ngữ làm phim. Rất nhiều người trong số đó là những đạo diễn được đào tạo từ nước ngoài, và chúng tôi cùng nhau bắt đầu lại như vậy” – ông Park Kwang Su nói.

Vai trò quan trọng của Chính phủ

Tiến sĩ Park Hee Seong - Nhà nghiên cứu Phòng Chính sách, Nghiên cứu và Phát triển, Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc (KOFIC) nhấn mạnh vai trò của Chính phủ trong sự phát triển của điện ảnh Hàn Quốc.

“Chính phủ đã hỗ trợ rất nhiều. Chúng tôi đang hỗ trợ các nhà làm phim Hàn Quốc, và thật sự đã có một sự thay đổi lớn từ năm 1999. Khi đó, vai trò của KOFIC được tái cấu trúc – với 9 thành viên giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà làm phim và tập hợp tất cả những người có liên quan đến quá trình sản xuất phim lại với nhau”.

Ngoài việc là cơ quan trực tiếp hỗ trợ cho quá trình làm phim, KOFIC còn đưa vai trò của những người trực tiếp làm phim trở thành yếu tố then chốt, KOFIC chỉ hỗ trợ, chứ không can thiệp vào nội dung hay quá trình sáng tạo.

Bà Park Hee Seong chia sẻ, KOFIC đầu tư trực tiếp vào con người – tức là phân bổ ngân sách cho các nhà làm phim. Việc tạo ra các khoản đầu tư như vậy không hề dễ dàng, nhưng KOFIC nỗ lực tập hợp các cơ quan công, cùng tìm cách sử dụng ngân sách để hỗ trợ các nhà làm phim tư nhân. Số tiền đó được dùng để đầu tư cho quá trình sản xuất phim. Thứ hai là việc quản lý doanh thu từ bán vé, theo dõi và tính toán doanh thu để biết khi nào thì có thể thu hồi lại khoản đầu tư ban đầu.

Bên cạnh đó, KOFIC cũng tổ chức các học viện – các “academy” – chuyên về đào tạo làm phim, nhằm nâng cao năng lực cho những người trong ngành.

Bà Ngô Thị Bích Hạnh – Phó Chủ tịch BHD khẳng định, bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, không thể thiếu những tài năng điện ảnh. “Tôi nghĩ, con người là yếu tố quan trọng nhất. Như Hàn Quốc – họ biết kết hợp văn hóa truyền thống với công nghiệp điện ảnh hiện đại, và chính điều đó đã giúp điện ảnh Hàn thành công trên toàn cầu”.

Như vậy, nhìn lại hành trình phát triển của điện ảnh Hàn Quốc, có thể thấy rõ rằng, để có được những kết quả như ngày hôm nay, là nỗ lực không chỉ của riêng ngành điện ảnh, mà từ nhiều phía, đặc biệt là sự hỗ trợ của Chính phủ và sự vươn lên của các nhà làm phim, diễn viên nhiều thế hệ trong việc tự làm mới mình, tháo bỏ những rào cản và xác định rõ ràng mục tiêu tiến ra thế giới.

LINH KHÁNH

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/cac-nha-lam-phim-han-quoc-chia-se-kinh-nghiem-phat-trien-dien-anh-post891656.html