Các thực phẩm tuyệt đối không nên cho vào tủ lạnh

Hành tây, bánh mì, các loại sốt.... khi để các thực phẩm này trong tủ lạnh làm giảm hương vị, không ngon khi sử dụng, thậm chí là mất chất dinh dưỡng của thực phẩm.

Hành tây

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Hành tây có xu hướng bị mềm đi hoặc nấm mốc nếu để trong tủ lạnh quá lâu. Đặc biệt, nếu hành tây đã được cắt nhỏ, chúng sẽ bị khô ngay kể cả khi bạn đã bọc chặt.

Cách tốt nhất để cất giữ hành tây là trong túi giấy, nơi mát mẻ, tối. Ngoài ra, nên tránh để hành tây chung với khoai tây, khi chúng giải phóng hơi nước và khí có thể làm hành hỏng nhanh hơn.

Cà chua chưa chín

Khi lưu trữ cà chua trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp sẽ tác động đến kết cấu của cà chua, nó sẽ nhanh chóng bị làm mất đi hương vị riêng và dần bị cứng lại. Khi nấu sẽ có cảm giác bị sượng, không mang lại khẩu vị tươi ngon.

Tốt nhất bạn chỉ nên bảo quản cà chua chưa chín trong rổ hoặc trong hộp giấy sẽ giúp cà chín đều và ngon hơn.

Mật ong

Bản thân mật ong là một chất bảo quản tự nhiên rất tốt, do vậy bạn chỉ cần dự trữ mật ong trong môi trường bình thường, nó vẫn giữ được phẩm chất và hương vị hiệu quả nhiều năm.

Nếu dự trữ trong tủ lạnh sẽ làm tăng tốc độ kết tinh của đường, biến nước mật ong thành một thứ gần giống như bột.

Khoai tây

Nhiệt độ của tủ lạnh sẽ khiến tinh bột của khoai tây chuyển hóa thành đường, có thể khiến khoai tây bị đổi màu và mất đi hương vị. Khoai tây nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và tuyệt đối không nên rửa.

Khoai lang

Giống như khoai tây, bảo quản khoai lang trong tủ lạnh sẽ làm thay đổi thành phần hóa học của chúng và làm thay đổi hương vị. Khoai lang nên được bảo quản tại nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Bánh mì

Bạn tuyệt đối không nên bảo quản bánh mì trong tủ lạnh, vì bánh mì sẽ bị khô cứng và rất dễ hấp thụ hết các mùi có trong tủ làm mất đi mùi vị, đồng thời điều kiện ẩm ướt cũng dễ sinh ra nấm mốc không tốt cho sức khỏe. Bạn nên sử dụng bánh mì trong thời gian ngắn càng sớm cáng tốt, bảo quản ở nhiệt độ thường tối đa không quá 4 ngày.

Cà phê

Bã cà phê có tác dụng hút mùi rất hiệu quả, thường dùng để khử mùi hôi trong tủ lạnh. Tuy nhiên, cà phê nếu bảo quản trong tủ lạnh sẽ bị mất đi chất lượng và hương vị, khi uống sẽ không còn hương vị ngon nữa. Bảo quản cà phê tốt nhất là nên bịt kín hay cho vào lọ đậy kín để ở nhiệt độ thường bên ngoài.

Chuối

Nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá lạnh, nó có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay khi chín. Do vậy, chuối xanh cần được giữ ở nhiệt độ phòng. Còn nếu chuối đã chín mà bạn không ăn kịp, bạn có thể bảo quản chúng trong ngăn lạnh. Khi đó vỏ chuối sẽ tiếp tục chuyển sang màu nâu, nhưng trái cây vẫn rất hoàn hảo.

Các loại sốt

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Trong nước sốt cay có chứa sẵn đường, giấm và muối là những chất bảo quản tuyệt vời. Nước sốt có thể được lưu trữ tới 3 năm. Có rất nhiều giấm trong đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Dầu ô liu

Nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Không nên để dầu ô liu vào tủ lạnh, vì nhiệt độ thấp dẫn đến sự hình thành các mảnh màu trắng trong dầu, vốn là nước ngưng tụ.

Bằng Lăng (tổng hợp)

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/cac-thuc-pham-tuyet-doi-khong-nen-cho-vao-tu-lanh.html