Cách đánh 'nở hoa trong lòng địch' gắn với tên tuổi vị tướng nào?

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, cách đánh 'nở hoa trong lòng địch' gắn liền với tên tuổi một vị tướng tài hoa của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là ai?

1. Cách đánh “nở hoa trong lòng địch” gắn với tên tuổi vị tướng nào?

Lê Đức Anh

0%

Lê Trọng Tấn

0%

Văn Tiến Dũng

0%

Hoàng Văn Thái

0%

Chính xác

Cách đánh thọc sâu “nở hoa trong lòng địch” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917-2002). Ông là một nhà quân sự xuất sắc, có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, từng tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Cách đánh này từng được thấy trong việc lựa chọn đánh địch ở Sơn Tây, Phát Diệm năm 1951 hay chiến dịch tiến công vào vùng sau lưng địch ở Đồng bằng Bắc bộ năm 1952 mà Đại tướng Văn Tiến Dũng từng cầm quân.

Sau này, trên cương vị Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông càng thể hiện rõ tài năng, nghệ thuật quân sự cùng cách đánh bí mật, chắc chắn, không mạo hiểm. Chính cách đánh mang đậm tư tưởng “táo bạo thọc sâu kết hợp đột phá mạnh vòng ngoài” đã góp phần quan trọng làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước.

2. Cách đánh “nở hoa trong lòng địch” là chiến thuật gì?

Tấn công từng phần

0%

Xâm nhập tĩnh lặng

0%

Phục kích khi địch đang di chuyển

0%

Tấn công bất ngờ vào nơi hiểm yếu của địch

0%

Chính xác

Các nhà nghiên cứu cho rằng, cách đánh sáng tạo “nở hoa trong lòng địch” là cách đánh bất ngờ vào nơi hiểm yếu của địch, đòi hỏi tính quyết đoán, thông minh của người chỉ huy, hiểu biết sâu sắc về địch, làm cho kẻ thù khiếp sợ, đem lại chiến thắng quyết định trong các trận chiến đấu cụ thể cũng như nhiều chiến dịch mang ý nghĩa chiến lược. Cách đánh này đã trở thành nét đặc sắc trong nghệ thuật chỉ huy của Đại tướng Văn Tiến Dũng ở cả tầm chiến dịch và chiến lược.

3. Trong thời gian hoạt động cách mạng, ông từng cải trang thành ai?

Người đi buôn

0%

Nhà sư

0%

Nhà thơ

0%

Thầy giáo

0%

Chính xác

Trước Cách mạng Tháng Tám, sau 2 năm bị chính quyền Pháp giam cầm ở nhà tù Sơn La vì hoạt động cách mạng, năm 1941, nhân lúc địch giải về Hà Nội, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã tìm cách trốn thoát vào Mỹ Đức. Để dễ bề hoạt động, thời gian đầu, ông đứng vai chủ một xưởng mộc ở Kinh Đào, nhưng về sau thấy các nhân mối qua lại xưởng mộc dễ bị lộ, ông bèn nhờ người tìm một ngôi chùa để nương náu cửa Phật, hoạt động an toàn hơn.

Ông cạo đầu, khoác áo nâu sòng, lấy tên là sư Hà. Hàng ngày, sư Hà lần tràng hạt tụng kinh, gõ mõ, cày cuốc trên mảnh đất thuộc nhà chùa. Khi màn đêm buông xuống, ông lại chui xuống dưới bệ tam bảo viết truyền đơn và tài liệu tuyên truyền cách mạng hay lần sang các vùng xung quanh tìm cách giác ngộ quần chúng và liên lạc với cách mạng. Chính sư Hà đã thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tại xã Hòa Xá (Ứng Hòa) và giúp lá cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên tung bay trên cây bàng bên giếng nước của làng.

4. Ông là Tổng tham mưu trưởng lâu nhất lịch sử Việt Nam, đúng hay sai?

Sai

0%

Đúng

0%

Chính xác

Hơn 65 năm tham gia hoạt động cách mạng, Đại tướng Văn Tiến Dũng có 26 năm liên tục đảm nhiệm trọng trách Ủy viên dự khuyết, Ủy viên chính Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1960-1986). Ông cũng là Tổng Tham mưu trưởng lâu năm nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam, suốt 25 năm từ 1953 đến 1978.

Năm 1948, ông là một trong số tướng được Bác Hồ phong đợt đầu tiên, được thăng vượt cấp quân hàm Thượng tướng năm 1959. Tới năm 1974, ông được phong quân hàm Đại tướng.

5. Chiến dịch Hồ Chí Minh lúc đầu có tên gọi là gì?

Chiến dịch giải phóng Gia Định

0%

Chiến dịch giải phóng miền Nam

0%

Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định

0%

Chính xác

Ngày 14/4/1975, thể theo nguyện vọng của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến trường, trong đó có quân và dân thành phố Sài Gòn - Gia Định, Bộ Chính trị đã phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Tin chiến dịch được mang tên Bác Hồ kính yêu đến với toàn dân, toàn quân đã tạo nên sức mạnh mới, góp phần làm nên chiến thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử.

Thúy Nga

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/cach-danh-no-hoa-trong-long-dich-gan-voi-ten-tuoi-vi-tuong-nao-2395559.html