Cần bộ máy thực thi 'tinh hoa' để hiện thực những đường lối lớn

Trong bối cảnh yêu cầu chuyển đổi mạnh mẽ, nếu bộ máy thực thi không theo kịp chính sách, mọi nỗ lực chỉ đạo sẽ chỉ dừng ở khẩu hiệu. Muốn chuyển đổi thành công thì bộ máy thực thi phải thật tinh hoa...

Các chuyên gia trao đổi bên lề Diễn đàn Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025. Ảnh: Việt Dũng.

Các chuyên gia trao đổi bên lề Diễn đàn Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025. Ảnh: Việt Dũng.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, phát biểu tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF).

Diễn đàn do Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương, tố chức ngày 8/7 với chủ đề “Các giải pháp chiến lược & thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao & bền vững trong bối cảnh mới”.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, phát biểu tại Diễn đàn Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025 ngày 8/7/2025.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, phát biểu tại Diễn đàn Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025 ngày 8/7/2025.

Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm, tham gia, đóng góp hiến kế, sáng kiến, giải pháp có tính thi nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững từ các chuyên gia, lãnh đạo các doanh nghiệp, hiệp hội.

Trong đó, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chỉ ra nhiều điểm nghẽn ảnh hưởng tới việc hiện thực những mục tiêu phát triển kinh tế lớn của Bộ Chính trị.

Thứ nhất,Việt Nam cần nhất quán trong việc lựa chọn mô hình Nhà nước. Hiện có bốn mô hình chính: Nhà nước điều chỉnh, Nhà nước phúc lợi, Nhà nước kiến tạo phát triển và Nhà nước phát triển thể chế kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam thực tế đang có sự lẫn lộn giữa các mô hình này. Nếu đã xác định theo hướng Nhà nước kiến tạo phát triển, thì phải kiên định và triển khai đồng bộ theo hướng kiến tạo, không thể chỉ “đồng hành”.

Cụ thể, chuyên gia chỉ ra đường lối hiện nay về cơ bản là đúng theo hướng kiến tạo, nhưng khâu thực thi lại thiếu một bộ máy hành chính đủ tinh gọn và tinh hoa. Trong bối cảnh yêu cầu chuyển đổi mạnh mẽ, nếu bộ máy không theo kịp, mọi nỗ lực sẽ chỉ dừng ở khẩu hiệu. Muốn chuyển đổi thành công, tiêu chuẩn bộ máy thực thi phải đạt tầm quốc tế.

Thứ hai,một điểm nghẽn căn cơ khác là thể chế. Nếu không cải cách triệt để quy trình xây dựng pháp luật, chúng ta sẽ tiếp tục lúng túng trong thi hành. Việc "dịch" luật thành các văn bản dưới luật hiện nay về cơ bản là sai lệch, làm sai tinh thần của luật gốc. Doanh nghiệp khó vận hành vì bị trói bởi hệ thống pháp chế thiếu minh bạch và nhất quán – đây là điểm cần tháo gỡ khẩn thiết.

Thứ ba,việc phân cấp, phân quyền mới chỉ là phân cấp. Cụ thể, theo chuyên gia, cấp trên chỉ mới giao việc cho cấp dưới, nhưng nếu bên trên chỉ "dồn" việc xuống mà không hỗ trợ nâng cao năng lực cho địa phương, thì sẽ dẫn đến rối loạn, không hiệu quả.

Do đó, chuyên gia cho rằng phải áp dụng mô hình phân quyền hiện đại đó là phân cấp bổ trợ, tức việc gì cấp dưới làm được thì giao cho cấp dưới, chỉ giữ lại ở cấp trên những gì họ không thể làm, tránh trùng lặp và lãng phí nguồn lực.

Thứ năm, với thị trường tài sản mã hóa, Việt Nam cần chủ động đi trước. Theo báo cáo năm 2023, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về khối lượng giao dịch tiền mã hóa – cho thấy đây là một không gian phát triển rất lớn. Việc sớm triển khai thí điểm sẽ giúp tận dụng cơ hội, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp để kiểm soát và thúc đẩy lĩnh vực này.

Bạch Dương

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/can-bo-may-thuc-thi-tinh-hoa-de-hien-thuc-nhung-duong-loi-lon.htm