Cận cảnh nghề làm bún hơn 400 năm tuổi vừa trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Với lịch sử hơn 400 năm tuổi, nghề làm bún làng Vân Cù (TP Huế) vừa được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Vân Cù là ngôi làng nằm ven sông Bồ (thuộc xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, TP Huế) lâu nay nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống làm bún có lịch sử hơn 400 năm.

Vân Cù là ngôi làng nằm ven sông Bồ (thuộc xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, TP Huế) lâu nay nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống làm bún có lịch sử hơn 400 năm.

Nghề làm bún Vân Cù không chỉ là một phương thức mưu sinh, mà còn là một phần linh hồn và ký ức của người dân địa phương.

Nghề làm bún Vân Cù không chỉ là một phương thức mưu sinh, mà còn là một phần linh hồn và ký ức của người dân địa phương.

Bún Vân Cù thành phẩm ngày nay được người dân trong làng và các đầu mối thu mua đưa đi giao khắp các nơi, góp phần tạo nên thương hiệu cho món "bún bò Huế" nức tiếng gần xa.

Bún Vân Cù thành phẩm ngày nay được người dân trong làng và các đầu mối thu mua đưa đi giao khắp các nơi, góp phần tạo nên thương hiệu cho món "bún bò Huế" nức tiếng gần xa.

Theo chia sẻ của người làm bún, sợi bún Vân Cù có màu trắng ngà, mùi thơm như hương gạo mới xay. Điều đặc biệt là không cần ăn kèm cao lương mỹ vị, chỉ cần một chén nước mắm chanh tỏi ớt cũng đủ làm thực khách nhớ mãi sợi bún ở ngôi làng ven phía sông Bồ…

Theo chia sẻ của người làm bún, sợi bún Vân Cù có màu trắng ngà, mùi thơm như hương gạo mới xay. Điều đặc biệt là không cần ăn kèm cao lương mỹ vị, chỉ cần một chén nước mắm chanh tỏi ớt cũng đủ làm thực khách nhớ mãi sợi bún ở ngôi làng ven phía sông Bồ…

Sản xuất bún Vân Cù, người làm bún không dùng bất cứ chất phụ gia nào trừ muối trắng để ngâm, vo gạo, nuôi bột nhằm làm sạch các tạp chất, khử khuẩn, khử chua.

Sản xuất bún Vân Cù, người làm bún không dùng bất cứ chất phụ gia nào trừ muối trắng để ngâm, vo gạo, nuôi bột nhằm làm sạch các tạp chất, khử khuẩn, khử chua.

Đặc trưng của bún Vân Cù là sợi mịn, có màu trắng trong, bề mặt bóng, khi ăn không chua mà thơm mùi bột, không bở mà cũng không dai quá. Khác với những làng nghề truyền thống khác, sợi bún tươi Vân Cù được sản xuất và tiêu thụ trong ngày.

Đặc trưng của bún Vân Cù là sợi mịn, có màu trắng trong, bề mặt bóng, khi ăn không chua mà thơm mùi bột, không bở mà cũng không dai quá. Khác với những làng nghề truyền thống khác, sợi bún tươi Vân Cù được sản xuất và tiêu thụ trong ngày.

Theo UBND xã Hương Toàn, làng Vân Cù hiện có khoảng 100 hộ làm bún với hơn 300 lao động thường xuyên và một bộ phận đáng kể tham gia vào các dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Mỗi ngày, làng Vân Cù sản xuất từ 25-28 tấn bún. Những dịp lễ tết, sản lượng có thể tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3, 4 lần.

Theo UBND xã Hương Toàn, làng Vân Cù hiện có khoảng 100 hộ làm bún với hơn 300 lao động thường xuyên và một bộ phận đáng kể tham gia vào các dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Mỗi ngày, làng Vân Cù sản xuất từ 25-28 tấn bún. Những dịp lễ tết, sản lượng có thể tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3, 4 lần.

Trong 2 ngày 18,19/2 vừa qua, làng Vân Cù tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Nghề làm bún Vân Cù" với nhiều hoạt động, thu hút đông đảo người dân và du khách.

Trong 2 ngày 18,19/2 vừa qua, làng Vân Cù tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Nghề làm bún Vân Cù" với nhiều hoạt động, thu hút đông đảo người dân và du khách.

Các hoạt động tôn vinh nghề bún được tổ chức.

Các hoạt động tôn vinh nghề bún được tổ chức.

Những món ăn được chế biến ăn kèm với bún làng Vân Cù được thực hiện tại chương trình thu hút nhiều người dân đến trải nghiệm.

Những món ăn được chế biến ăn kèm với bún làng Vân Cù được thực hiện tại chương trình thu hút nhiều người dân đến trải nghiệm.

Ông Đỗ Ngọc An, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà cho biết, việc nghề làm bún Vân Cù được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ tôn vinh một nghề truyền thống, mà còn là sự ghi nhận những giá trị văn hóa của vùng đất này. Thời gian tới, chính quyền địa phương và bà con làng Vân Cù tiếp tục chung tay bảo tồn, phát huy sự kết hợp giữa truyền thống và sáng tạo, giữa giữ gìn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Ông Đỗ Ngọc An, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà cho biết, việc nghề làm bún Vân Cù được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ tôn vinh một nghề truyền thống, mà còn là sự ghi nhận những giá trị văn hóa của vùng đất này. Thời gian tới, chính quyền địa phương và bà con làng Vân Cù tiếp tục chung tay bảo tồn, phát huy sự kết hợp giữa truyền thống và sáng tạo, giữa giữ gìn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP Huế chia sẻ, nghề làm bún Vân Cù phản ánh bản sắc địa phương, là tinh hoa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các sản phẩm thủ công truyền thống nghề bún không chỉ là hàng hóa thuần túy kinh tế mà còn là mang tính sáng tạo và nghệ thuật, phản ánh phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người dân Vân Cù.

Bún làng Vân Cù trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây, mang lại giá trị tinh thần to lớn cho đời sống cư dân bên cạnh giá trị kinh tế. Bún Vân Cù còn mang các giá trị tinh thần của nghề làm bún gắn với đời sống của cư dân, cảnh quan làng xã, môi trường sống, cùng các hệ thống giá trị và chuẩn mực, lối sống, phong tục tập quán, lễ hội, lễ tế Bà Bún tạo thành một "bảo tàng sống" về truyền thống văn hóa.

Hoàng Dũng - Kỳ Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/can-canh-nghe-lam-bun-hon-400-nam-tuoi-vua-tro-thanh-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-169250223230223179.htm