Cận cảnh quy trình hấp cá, mực đầy nhọc nhằn của người miền biển Quy Nhơn

Dưới ánh lửa vàng vọt, dáng người dân xứ cảng Quy Nhơn (Bình Định) lom khom trong làn khói mặn tỏa ra từ những nồi hấp cá mực, hun hút khói và hơi nước ngày đêm.

Nghề hấp cá xứ cảng Quy Nhơn, Bình Định.

Từ khuya cho đến ngày nắng chiếu trên đầu, làng nghề hấp cá mực xứ cảng Quy Nhơn (Bình Định) vẫn đỏ lửa và rì rầm bởi tiếng sôi của nước phát ra từ những nồi hấp.

Từ khuya cho đến ngày nắng chiếu trên đầu, làng nghề hấp cá mực xứ cảng Quy Nhơn (Bình Định) vẫn đỏ lửa và rì rầm bởi tiếng sôi của nước phát ra từ những nồi hấp.

Những nồi hấp cao ngang và quá đầu người luôn trong trạng thái hun hút khói và hơi nước, hoạt động không ngơi nghỉ khiến dáng những người con xứ cảng lom khom hiện lên qua làn sương mặn.

Những nồi hấp cao ngang và quá đầu người luôn trong trạng thái hun hút khói và hơi nước, hoạt động không ngơi nghỉ khiến dáng những người con xứ cảng lom khom hiện lên qua làn sương mặn.

Không như những công việc “sạch sẽ” khác, nghề hấp cá ở cảng cá Quy Nhơn nói riêng và các vùng ven biển Bình Định nói chung không dành cho người sạch sẽ. Hơi nước bốc lên từ những nồi hấp lớn luôn khiến không khí đặc sệt, ẩm nóng và khó thở từ nguồn cá, mực.

Không như những công việc “sạch sẽ” khác, nghề hấp cá ở cảng cá Quy Nhơn nói riêng và các vùng ven biển Bình Định nói chung không dành cho người sạch sẽ. Hơi nước bốc lên từ những nồi hấp lớn luôn khiến không khí đặc sệt, ẩm nóng và khó thở từ nguồn cá, mực.

Những người thợ hấp cá mực tại đây không chỉ chịu nóng, chịu mùi, mà còn phải gánh vác sức nặng của từng rổ cá tươi, từng thao tác cần chính xác để cá chín đều mà không nát.

Những người thợ hấp cá mực tại đây không chỉ chịu nóng, chịu mùi, mà còn phải gánh vác sức nặng của từng rổ cá tươi, từng thao tác cần chính xác để cá chín đều mà không nát.

Ông Nguyễn Văn Tuấn (50 tuổi), người có hơn 30 năm làm nghề hấp cá tại cảng cá Quy Nhơn chia sẻ: “Hơn chục năm qua, ngày nào cũng gần xưởng hấp nhiều hơn gần nhà, ngửi mùi cá chín nhiều hơn mùi cơm. Nghe tiếng lửa cháy, tiếng hơi nước, nhiều hơn cả tiếng mình thở. Mắt lúc nào cũng cay xè, người thì ướt nhẹp vì mồ hôi và hơi nước”.

Ông Nguyễn Văn Tuấn (50 tuổi), người có hơn 30 năm làm nghề hấp cá tại cảng cá Quy Nhơn chia sẻ: “Hơn chục năm qua, ngày nào cũng gần xưởng hấp nhiều hơn gần nhà, ngửi mùi cá chín nhiều hơn mùi cơm. Nghe tiếng lửa cháy, tiếng hơi nước, nhiều hơn cả tiếng mình thở. Mắt lúc nào cũng cay xè, người thì ướt nhẹp vì mồ hôi và hơi nước”.

Không riêng gì thợ hấp chính như ông Tuấn, lúc thuyền vừa cập bến lúc 2-3h, cá còn tươi rói, ướt sũng nước biển thì những người phụ nữ như chị Hai, cô Năm, bác Tám... cũng bắt đầu công việc phục vụ cho sơ chế cá mực trước khi đưa vào nồi hấp.

Không riêng gì thợ hấp chính như ông Tuấn, lúc thuyền vừa cập bến lúc 2-3h, cá còn tươi rói, ướt sũng nước biển thì những người phụ nữ như chị Hai, cô Năm, bác Tám... cũng bắt đầu công việc phục vụ cho sơ chế cá mực trước khi đưa vào nồi hấp.

Theo những người thợ hấp cá, mực tại cảng Quy Nhơn chia sẻ, cá, mực đổ về nhiều nhất từ tháng 3 - 9 hằng năm, thời điểm này mỗi ngày phải hấp cả tấn cá mực, mỗi mẻ được hấp từ 15 –20 phút, cứ thế thay phiên nhau. Thường thì mỗi đêm phải đứng liên tục từ 6 – 8 tiếng với tiền công từ 200.000 - 250.000 đồng.

Theo những người thợ hấp cá, mực tại cảng Quy Nhơn chia sẻ, cá, mực đổ về nhiều nhất từ tháng 3 - 9 hằng năm, thời điểm này mỗi ngày phải hấp cả tấn cá mực, mỗi mẻ được hấp từ 15 –20 phút, cứ thế thay phiên nhau. Thường thì mỗi đêm phải đứng liên tục từ 6 – 8 tiếng với tiền công từ 200.000 - 250.000 đồng.

"Vì sinh kế cho gia đình nên làm nghề này hơn 30 năm. Lưng đau, chân mỏi, nhưng cá đến là phải làm, nếu để lâu cá ươn thì mất cả mẻ. Có hôm làm đến sáng vẫn chưa xong, chỉ kịp lau mặt rồi làm tiếp", ông Tuấn kể.

"Vì sinh kế cho gia đình nên làm nghề này hơn 30 năm. Lưng đau, chân mỏi, nhưng cá đến là phải làm, nếu để lâu cá ươn thì mất cả mẻ. Có hôm làm đến sáng vẫn chưa xong, chỉ kịp lau mặt rồi làm tiếp", ông Tuấn kể.

Nghề hấp cá - nghe thì đơn giản, nhưng đó là một công đoạn đặc biệt trong quá trình sơ chế cá để phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Cá hấp giúp giữ độ tươi, làm sạch mùi tanh và giúp cá dễ bảo quản hơn. Đặc biệt, các loại cá nhỏ như cá nục, cá cơm, cá trích... sau khi hấp sẽ được phơi khô hoặc ướp mắm, trở thành món ăn quen thuộc trong bữa cơm người miền biển.

Nghề hấp cá - nghe thì đơn giản, nhưng đó là một công đoạn đặc biệt trong quá trình sơ chế cá để phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Cá hấp giúp giữ độ tươi, làm sạch mùi tanh và giúp cá dễ bảo quản hơn. Đặc biệt, các loại cá nhỏ như cá nục, cá cơm, cá trích... sau khi hấp sẽ được phơi khô hoặc ướp mắm, trở thành món ăn quen thuộc trong bữa cơm người miền biển.

Hiện tại nghề hấp cá mực tại Bình Định đa số là người già và phụ nữ, những nhân công trẻ không mặn mà với nghề. Một phần vì thu nhập không cao, một phần vì vất vả, môi trường làm việc cực nhọc và luôn bị ám mùi.

Hiện tại nghề hấp cá mực tại Bình Định đa số là người già và phụ nữ, những nhân công trẻ không mặn mà với nghề. Một phần vì thu nhập không cao, một phần vì vất vả, môi trường làm việc cực nhọc và luôn bị ám mùi.

Giữa làn hơi nước bốc lên mỗi sớm, hiện lên dáng người gồng gánh, ánh mắt kiên cường, và cả những giọt mồ hôi của người miền biển.

Giữa làn hơi nước bốc lên mỗi sớm, hiện lên dáng người gồng gánh, ánh mắt kiên cường, và cả những giọt mồ hôi của người miền biển.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/can-canh-quy-trinh-hap-ca-muc-day-nhoc-nhan-cua-nguoi-mien-bien-quy-nhon-ar941223.html