Cần có chiến lược hồi hương cổ vật
Di vật, cổ vật là một bộ phận của di sản văn hóa nói chung. Do các yếu tố khách quan, nhiều cổ vật quý hiếm của Việt Nam đã thất thoát, lưu lạc ra nước ngoài. Thời gian gần đây, tuy số lượng cổ vật về nước gia tăng, nhưng thủ tục hồi hương cổ vật gặp nhiều rào cản về hành lang pháp lý, cơ chế cũng như tài chính. Đây là vấn đề được đặt ra tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi sáng nay (26/6).
Với giới sưu tầm cổ vật ở Việt Nam, năm 2023 khép lại bằng một "chuyện vui". Đó là Kim ấn Hoàng đế chi bảo của Vương triều Nguyễn đã chính thức hồi hương vào ngày 18/11/2023. Tuy vậy, chúng ta gặp không ít khó khăn khi muốn hồi hương cổ vật bằng con đường luật pháp quốc tế. Hồi hương cổ vật vẫn còn là nội dung mới, Luật Di sản văn hóa chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về việc đưa cổ vật Việt Nam về nước. Vì vậy, theo đại biểu, cần có chiến lược cho công việc này.
Báo cáo với Quốc hội về một số vấn đề chung của dự thảo luật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, đây là luật chuyên ngành liên quan đến di tích, di sản – lĩnh vực văn hóa quan trọng. Qua rà soát, nội dung luật có liên quan đến 23 luật khác, vì vậy trong quá trình sửa luật phải đảm bảo không chồng lấn, không giao thoa. Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa ý kiến đại biểu Quốc hội tại Phiên họp để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!
Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/can-co-chien-luoc-hoi-huong-co-vat-226932.htm