Cao huyết áp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Tỷ lệ tăng huyết áp ở trẻ em ngày càng gia tăng và nguy cơ kéo dài đến tuổi trưởng thành. Đa phần tăng huyết áp thường không có triệu chứng.

Nội dung

1. Tổng quan cao huyết áp ở trẻ em

2. Nguyên nhân gây cao huyết áp trẻ em

3. Triệu chứng cao huyết áp ở trẻ em

4. Biến chứng cao huyết áp ở trẻ em

5. Điều trị cao huyết áp ở trẻ em

6. Phòng tránh tăng huyết áp ở trẻ em

1. Tổng quan cao huyết áp ở trẻ em

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, tất cả trẻ khỏe mạnh trên 3 tuổi đều phải được kiểm tra huyết áp mỗi năm tại cơ sở y tế. Đối với trẻ sinh non, cân nặng lúc sinh dưới 2500g, có bệnh thận, bệnh tim bẩm sinh cần phải được kiểm tra huyết áp sớm hơn ngay sau sinh. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nếu có tiền căn sinh non dưới 32 tuần tuổi, cân nặng lúc sinh dưới 2500g, có bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý ở thận… rất cần được kiểm tra huyết áp ở mỗi lần thăm khám.

Tỷ lệ tăng huyết áp ở trẻ em ngày càng gia tăng và nguy cơ kéo dài đến tuổi trưởng thành. Đa phần tăng huyết áp thường không có triệu chứng.

Tỷ lệ tăng huyết áp ở trẻ em ngày càng gia tăng và nguy cơ kéo dài đến tuổi trưởng thành. Đa phần tăng huyết áp thường không có triệu chứng.

Tăng huyết áp ở trẻ được định nghĩa là trẻ có huyết áp cao hơn hoặc bằng 95% so với những trẻ cùng chiều cao, giới tính, độ tuổi. Tăng huyết áp ở trẻ em không dễ chẩn đoán như người trưởng thành mà phải dựa vào các tiêu chuẩn riêng.

Như vậy những trẻ em độ tuổi khác nhau thì sẽ có chỉ số huyết áp tăng cao khác nhau. Cụ thể:

– Trẻ 3-6 tuổi: huyết áp cao là trên 116/76 mmHg.

– Trẻ 7-10 tuổi: huyết áp cao là trên 122/78 mmHg.

– Trẻ 11-13 tuổi: huyết áp cao là trên 126/82 mmHg.

– Trẻ 14-16 tuổi: huyết áp cao là trên 136/86 mmHg.

– Trẻ 16-19 tuổi: huyết áp cao là trên 120/81 mmHg.

2. Nguyên nhân gây cao huyết áp trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng huyết áp đối tượng là trẻ em. Tuy nhiên, các chuyên gia chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính để dễ dàng trong việc chẩn đoán bệnh.

Do nguyên nhân nguyên phát

Tăng huyết áp đối tượng trẻ em do nguyên nhân nguyên phát nghĩa là không xác định rõ nguyên nhân. Nguyên do này hay xảy ra ở trẻ lớn 6 tuổi trở lên. Một số nguy cơ dẫn đến cao huyết áp nguyên phát ở trẻ bao gồm:

Béo phì, thừa cân.
Gia đình có tiền sử huyết áp cao.
Chế độ ăn mặn, nhiều muối.
Cholesterol cao.
Đường huyết lúc đói cao.
Bị tiểu đường type 2.
Ít vận động.
Tiếp xúc với khói thuốc.
Hút thuốc.
Giới tính nam

Do nguyên nhân thứ phát

Tăng huyết áp đối tượng trẻ em có thể do nguyên nhân thứ phát như:

Tăng áp lực nội sọ, tổn thương hố sau, thân tủy, viêm tủy, rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng Guillain – Barre…
Viêm cầu thận, thận đa nang, thận trào ngược, chấn thương thận, u thận, tắc niệu quản,….
Do sử dụng thuốc: Thuốc có các thành phần như Cocain, Sirolimus, Hormon, Amphetamine, Licorice…
Bệnh tắc tĩnh mạch, hẹp eo động mạch chủ, bệnh tim bẩm sinh gây tăng huyết áp, bệnh Shunt động – tĩnh mạch…
Do chứng rối loạn giấc ngủ, thở khi ngủ.
Do các nguyên nhân khác: Do tăng canxi máu, truyền bạch cầu, tắc đường hô hấp trên mạn tính, sau phẫu thuật sửa hẹp eo động mạch chủ…

3. Triệu chứng cao huyết áp ở trẻ em

Bệnh cao huyết áp ở trẻ em thường ít có triệu chứng điển hình và vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm đóng vai trò quan trọng.

Các triệu chứng cao huyết áp ở trẻ em thường gặp như:

Nhức đầu
Nôn ói
Chóng mặt
Mặt đỏ bừng
Vã mồ hôi
Hồi hộp, đánh trống ngực xảy ra theo cơn
Giảm thị lực
Mệt mỏi
Hôn mê sâu
Phù ngoại biên
Co giật do cao huyết áp

Những trẻ em bị cao huyết áp nhưng không được chữa trị kịp thời thường có biểu hiện:

Suy tim
Suy thận
Tai biến mạch máu não

4. Biến chứng cao huyết áp ở trẻ em

Cao huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tăng huyết áp nặng có nguy cơ gây ra các biến chứng như bệnh lý não, co giật, tai biến mạch máu não, cơn đau tim và suy tim. Thậm chí, khi huyết áp không tăng nghiêm trọng nhưng cũng có thể gây tổn thương khi tình trạng tăng huyết áp kéo dài mà không được can thiệp thích hợp.

Trẻ em bị tăng huyết áp cũng ghi nhận mối liên quan đến bệnh lý mạch máu võng mạc. Tần suất bất thường võng mạc do tăng huyết áp ở trẻ xảy ra khoảng 50% các trường hợp, nhưng sau khi điều trị ổn định tăng huyết áp các bất thường này biến mất.

5. Điều trị cao huyết áp ở trẻ em

Các liệu pháp điều trị tăng huyết áp ở trẻ em tùy thuộc vào mức độ tăng huyết áp Các liệu pháp điều trị bao gồm:

Thay đổi lối sống

Giảm cân. Chú trọng cho trẻ tham gia vui chơi, hoạt động ngoài trời, tập thể dục, luyện tập thể thao.

Hạn chế việc trẻ ngồi quá lâu trước màn hình vi tính, xem tivi, chơi game,...
Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, khoa học.

Liệu pháp dùng thuốc

Khi trẻ bị tăng huyết áp có chỉ định dùng thuốc điều trị, nên khởi đầu với 1 thuốc. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được chấp nhận sử dụng cho trẻ em bao gồm: UCMC, UCTT, Chẹn Beta giao cảm, CCB, và thuốc lợi tiểu.

Việc phối hợp thuốc nên dựa trên cơ chế tác dụng bổ trợ giữa các nhóm thuốc như: phối hợp UCMC + lợi tiểu, thuốc giãn mạch + lợi tiểu hoặc chẹn Beta.

Trong điều trị là phải theo dõi sát chỉ số huyết áp cũng như biến chứng cơ quan đích, tác dụng phụ của thuốc, điện giải đồ ở trẻ dùng UCMC hoặc lợi tiểu cũng như các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.

6. Phòng tránh tăng huyết áp ở trẻ em

Cao huyết áp có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ. Để phòng tránh tăng huyết áp cũng như nhiều bệnh lý khác, cha mẹ nên duy trì cho con một lối sống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ.

Bệnh cao huyết áp tuy khá nguy hiểm với trẻ nhưng cha mẹ có thể phòng ngừa dễ dàng bằng cách rèn luyện cho con lối sống thật sự khoa học như sau:

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng. Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thức ăn mặn không phù hợp độ tuổi. Trẻ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua, chất xơ…
Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ cần được tính toán lượng dinh dưỡng và các loại dinh dưỡng phù hợp, khoa học, cân bằng. Nên cho trẻ hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường, dầu mỡ, mặn, những thức ăn nhanh, đồ uống có đường. Cùng với đó là tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau xanh.
Lượng muối phù hợp cho trẻ 4-8 tuổi là 1,2g/ ngày. Trẻ lớn hơn là 1,5g/ ngày.
Duy trì cân nặng của con hợp lý, tránh béo phì, tăng cân quá mức.
Giúp con tăng cường hoạt động thể chất bằng cách vui chơi, tham gia hoạt động xã hội, tập thể dục.
Hạn chế cho con xem tivi, máy tính, chơi game quá lâu và hay ngồi một chỗ.
Duy trì lịch học phù hợp, để con tránh những căng thẳng, stress do việc học.

Bs. Nguyễn Văn Thái

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cao-huyet-ap-o-tre-em-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri-va-cach-phong-ngua-169250206152310379.htm