Cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang tăng tốc thi công khi được tháo gỡ nguồn cát đắp

Ngay khi được tháo gỡ nguồn cát, Ban QLDA Mỹ Thuận (chủ đầu tư dự án) đã chỉ đạo các nhà thầu sớm hoàn thành các cầu trên tuyến trong năm 2024 và tăng tốc thi công nền đường, từ đó sớm đưa dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang hoàn thành theo đúng tiến độ.

Khu vực phần cầu Độ Đá, nút giao IC3 của cao tốc đã hoàn thành bản mặt cầu, đơn vị đang triển khai thi công đắp hai đầu cầu

Khu vực phần cầu Độ Đá, nút giao IC3 của cao tốc đã hoàn thành bản mặt cầu, đơn vị đang triển khai thi công đắp hai đầu cầu

Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 do Ban QLDA Mỹ Thuận làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 10 nghìn tỷ đồng.

Tuyến cao tốc có điểm đầu giao với tuyến nối đường Nam Sông Hậu - QL1 - TP. Cần Thơ, điểm cuối giao với cao tốc Hậu Giang - Cà Mau với tổng chiều dài tuyến khoảng 37,65 km.

Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết, dự án chỉ có một gói thầu duy nhất do liên danh 5 nhà thầu cùng tham gia, gồm: Liên danh Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty 36-CTCP, Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C, Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Nam.

Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết, dự án chỉ có một gói thầu duy nhất do liên danh 5 nhà thầu cùng tham gia, gồm: Liên danh Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty 36-CTCP, Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C, Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Nam.

Ông Trần Hải Bắc, Giám đốc Ban điều hành Trường Sơn Nam (Tổng công ty Trường Sơn, đơn vị đứng đầu liên danh của dự án) chia sẻ, hiện nay nhà thầu đang tập trung cho công tác gia tải nền đường của dự án. Nhà thầu phấn đấu đến 31/10 hoàn thành công tác gia tải giai đoạn 1 và ngày 31/12 sẽ hoàn thành công tác gia tải giai đoạn 2 và các cầu trên tuyến. Thời điểm hiện tại, các khó khăn vướng mắc về vật liệu cát đã cơ bản được tháo gỡ và đáp ứng yêu cầu trên công trường theo tiến độ. Theo ông Bắc, các đơn vị nhà thầu trong liên danh đã tập trung thiết bị, nhân công để thi công các cầu lớn trên tuyến. Bên cạnh đó, dự án đã nhận được khối lượng cát được điều phối từ các dự án cao tốc trục ngang sang dự án. Do đó, các đơn vị cũng đã tập trung mọi nguồn lực để cam kết thi công dự án theo đúng tiến độ.

Ông Trần Hải Bắc, Giám đốc Ban điều hành Trường Sơn Nam (Tổng công ty Trường Sơn, đơn vị đứng đầu liên danh của dự án) chia sẻ, hiện nay nhà thầu đang tập trung cho công tác gia tải nền đường của dự án. Nhà thầu phấn đấu đến 31/10 hoàn thành công tác gia tải giai đoạn 1 và ngày 31/12 sẽ hoàn thành công tác gia tải giai đoạn 2 và các cầu trên tuyến. Thời điểm hiện tại, các khó khăn vướng mắc về vật liệu cát đã cơ bản được tháo gỡ và đáp ứng yêu cầu trên công trường theo tiến độ. Theo ông Bắc, các đơn vị nhà thầu trong liên danh đã tập trung thiết bị, nhân công để thi công các cầu lớn trên tuyến. Bên cạnh đó, dự án đã nhận được khối lượng cát được điều phối từ các dự án cao tốc trục ngang sang dự án. Do đó, các đơn vị cũng đã tập trung mọi nguồn lực để cam kết thi công dự án theo đúng tiến độ.

Nhà thầu Tổng công ty Trường Sơn đang tăng tốc hoàn thành các cầu trên dự án như cầu Độ Đá, cầu Nàng Mau...

Nhà thầu Tổng công ty Trường Sơn đang tăng tốc hoàn thành các cầu trên dự án như cầu Độ Đá, cầu Nàng Mau...

Sản lượng thi công dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang đến nay đạt hơn 40%. Trên công trường, nhà thầu huy động 74 mũi thi công (40 mũi thi công cầu, 28 mũi thi công tuyến chính, 4 mũi thi công tuyến nối, 2 mũi thi công đường công vụ). Tổng số máy móc, thiết bị gồm 296 máy (trong đó: 66 máy đào, 15 máy ủi, 42 máy lu, 13 máy cắm bấc thấm, 6 máy đóng cọc, 2 máy khoan cọc nhồi, 11 máy thi công CDM). Hiện nay, khó khăn chung của dự án về vật liệu cát đã được Chính phủ và các bộ, ngành tháo gỡ. Trên công trường, nhà thầu đã tập trung máy móc để tăng tốc thi công bù tiến độ.

Sản lượng thi công dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang đến nay đạt hơn 40%. Trên công trường, nhà thầu huy động 74 mũi thi công (40 mũi thi công cầu, 28 mũi thi công tuyến chính, 4 mũi thi công tuyến nối, 2 mũi thi công đường công vụ). Tổng số máy móc, thiết bị gồm 296 máy (trong đó: 66 máy đào, 15 máy ủi, 42 máy lu, 13 máy cắm bấc thấm, 6 máy đóng cọc, 2 máy khoan cọc nhồi, 11 máy thi công CDM). Hiện nay, khó khăn chung của dự án về vật liệu cát đã được Chính phủ và các bộ, ngành tháo gỡ. Trên công trường, nhà thầu đã tập trung máy móc để tăng tốc thi công bù tiến độ.

Tuy nhiên, dự án đi qua vùng địa chất có chiều dày đất yếu lớn, toàn bộ chiều dài tuyến phải xử lý nền đất yếu, thời gian chờ gia tải trung bình 12 tháng. Bên cạnh đó, công suất khai thác cát từ các mỏ được cấp cho nhà thầu còn hạn chế, chưa thể đáp ứng theo yêu cầu thực tế của từng nhà thầu.

Tuy nhiên, dự án đi qua vùng địa chất có chiều dày đất yếu lớn, toàn bộ chiều dài tuyến phải xử lý nền đất yếu, thời gian chờ gia tải trung bình 12 tháng. Bên cạnh đó, công suất khai thác cát từ các mỏ được cấp cho nhà thầu còn hạn chế, chưa thể đáp ứng theo yêu cầu thực tế của từng nhà thầu.

Nhà thầu lao lắp dầm tại khu vực cầu vượt nút giao IC4 trên tuyến cao tốc

Nhà thầu lao lắp dầm tại khu vực cầu vượt nút giao IC4 trên tuyến cao tốc

Do thiếu hụt nguồn cát đắp, nhà thầu phải sử dụng đá để gia tải nền đường

Do thiếu hụt nguồn cát đắp, nhà thầu phải sử dụng đá để gia tải nền đường

Hạng mục nền đường chính là "đường găng" của tiến độ dự án cao tốc này

Hạng mục nền đường chính là "đường găng" của tiến độ dự án cao tốc này

Ông Lê Tuấn Anh, Chỉ huy trưởng nhà thầu CC1 cho biết, đến ngày 31/10/2024, nhà thầu sẽ hoàn thành 3 cầu trên tuyến. Về thi công phần đường, nhà thầu gặp khó khăn về khối lượng cát do công suất khai thác mỏ tại tỉnh Đồng Tháp còn hạn chế. Cụ thể, công suất khai thác hiện tại chỉ 2.000 m3/ngày, tuy nhiên nhu cầu cát đắp tại dự án cần đến 4.000 m3/ngày. Do đó, đơn vị kiến nghị UBND tỉnh Đồng Tháp sớm nâng công suất khai thác lên 50% để nhà thầu có đủ nguồn cát đắp gia tải nền đường.

Ông Lê Tuấn Anh, Chỉ huy trưởng nhà thầu CC1 cho biết, đến ngày 31/10/2024, nhà thầu sẽ hoàn thành 3 cầu trên tuyến. Về thi công phần đường, nhà thầu gặp khó khăn về khối lượng cát do công suất khai thác mỏ tại tỉnh Đồng Tháp còn hạn chế. Cụ thể, công suất khai thác hiện tại chỉ 2.000 m3/ngày, tuy nhiên nhu cầu cát đắp tại dự án cần đến 4.000 m3/ngày. Do đó, đơn vị kiến nghị UBND tỉnh Đồng Tháp sớm nâng công suất khai thác lên 50% để nhà thầu có đủ nguồn cát đắp gia tải nền đường.

Vừa qua, Ban QLDA Mỹ Thuận đã phát động thi đua trên toàn bộ công trường, yêu cầu nhà thầu đẩy mạnh "tăng ca, tăng kíp" để bù lại tiến độ đã chậm trước đó do thiếu cát. Đồng thời, nhà thầu cam kết sẽ tập trung mọi nguồn lực trên công trường để đưa dự án về đích đúng tiến độ.

Vừa qua, Ban QLDA Mỹ Thuận đã phát động thi đua trên toàn bộ công trường, yêu cầu nhà thầu đẩy mạnh "tăng ca, tăng kíp" để bù lại tiến độ đã chậm trước đó do thiếu cát. Đồng thời, nhà thầu cam kết sẽ tập trung mọi nguồn lực trên công trường để đưa dự án về đích đúng tiến độ.

Mỹ Lệ

Nguồn GTVT: https://tapchigiaothong.vn/cao-toc-can-tho-hau-giang-tang-toc-thi-cong-khi-duoc-thao-go-nguon-cat-dap-183240823200609997.htm