Câu hỏi thường gặp liên quan đến hội chứng truyền máu song thai

Hội chứng truyền máu trong song thai là một thai nhận quá nhiều máu nhưng thai còn lại thì ít hơn bình thường. Nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, một trong hai thai sẽ không thể phát triển tiếp.

1. Đông y có chữa được hội chứng truyền máu song thai không?

Hội chứng truyền máu trong song thai xảy ra trong thai kỳ khi người mẹ mang thai cặp song sinh cùng trứng và cùng chia sẻ một bánh nhau. Tỷ lệ mắc hội chứng truyền máu song thai là 0,1-1,9/1000 trẻ sinh ra.

Nội dung

1. Đông y có chữa được hội chứng truyền máu song thai không?

2. Các phương pháp điều trị hội chứng truyền máu song thai

3. Hội chứng truyền máu song thai có chữa khỏi được không?

4. Những chú ý quan trọng đối với hội chứng truyền máu song thai

5. Chi phí khám chữa bệnh

Do nhiều yếu tố khác nhau mà gây ra sự bất thường của lượng máu ở nhau thai. Hai thai nhi dùng chung một bánh nhau có thể bị mất cân bằng trong vấn đề lưu thông máu.

Điều này khiến cho một thai nhận quá nhiều máu nhưng thai còn lại thì ít hơn bình thường. Nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, một trong hai thai sẽ không thể phát triển tiếp.

Đối tượng nguy cơ mắc phải hội chứng truyền máu song thai là những người mẹ mang đa thai và có một bánh nhau. Vì vậy, đông y không chữa được hội chứng truyền máu song thai.

2. Các phương pháp điều trị hội chứng truyền máu song thai

Hội chứng truyền máu trong song thai có 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Ít thiểu ối ở bé cho, đa ối ở bé nhận.
Giai đoạn 2: Giống như giai đoạn 1, kèm không quan sát được bàng quang ở bé cho.
Giai đoạn 3: Là giai đoạn 1 và 2 kèm có bất thường ở động mạch rốn cả hai thai.
Giai đoạn 4: Tất cả giai đoạn trên kèm bé nhận bị phù da và suy tim.
Giai đoạn 5: Tất cả các dấu hiệu trên kèm một hay hai thai đã tử vong.

Lựa chọn phương pháp điều trị hội chứng truyền máu song thai phụ thuộc vào giai đoạn và tuổi thai khi chẩn đoán. Các phương pháp điều trị hội chứng truyền máu song thai là:

Giảm thể tích nước ối:

Phương pháp này phải làm nhiều lần vì nước ối tái lập nhanh, gây nguy cơ nhiễm trùng cao, thời gian giữ thai không được lâu, thai thường bị sinh non và chậm phát triển về mặt thần kinh. Do các hạn chế trên nên phương pháp này ít sử dụng.

Lựa chọn phương pháp điều trị hội chứng truyền máu song thai phụ thuộc vào giai đoạn và tuổi thai khi chẩn đoán.

Lựa chọn phương pháp điều trị hội chứng truyền máu song thai phụ thuộc vào giai đoạn và tuổi thai khi chẩn đoán.

Hủy thai có chọn lọc:

Kẹp cất một dây rốn qua mổ nội soi. Thường áp dụng trong trường hợp có một thai bất thường, hay phải hy sinh một thai.

Mở thông màng ối:

Phá vỡ màng ối giữa hai buồng ối. Hiện nay không dùng do nguy cơ gây dây chằng màng ối.

Phẫu thuật laser làm tắc nhánh thông nối trong bánh nhau.

Đây là phương pháp tối ưu hiện nay. Được các nước tiên tiến sử dụng và có hiệu quả cao, có thể cứu sống hơn 85% một thai, thường mổ lấy thai ra ở tuần lễ 32-33 của thai kỳ. Đây là hy vọng cuối cùng cho sản phụ có hội chứng truyền máu song thai.

Vì vậy các sản phụ có song thai, đa thai nên đi khám bệnh viện hay bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác số lượng bánh nhau, số lượng túi ối và được tham vấn điều trị cho đúng.

3. Hội chứng truyền máu song thai có chữa khỏi được không?

Nhờ tiến bộ về y học, hiện nay có rất nhiều biện pháp điều trị hội chứng truyền máu song thai. Mục tiêu điều trị vẫn là giúp cho thai phụ mang thai an toàn và khỏe mạnh cho đến khi cả hai thai nhi đều có thể ra đời một cách an toàn.

Hội chứng truyền máu song thai là một cấp cứu sản khoa cần được điều trị kịp thời. Tùy từng trường hợp để có các phương pháp điều trị khác nhau, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hội chứng truyền máu song thai và tình trạng sức khỏe của thai phụ.

4. Những chú ý quan trọng đối với hội chứng truyền máu song thai

Các tai biến khi thai phụ mắc hội chứng truyền máu song thai có thể là:

Nguy cơ đẻ non;
Thiếu oxy, thiếu máu gây thiếu máu mạn tính và suy bánh rau dẫn tới tử vong thai nhi;
Thai còn sống có khả năng bị di chứng tổn thương hệ thần kinh với tỷ lệ 25%;
Nhiễm trùng ối;
Thai nhận dễ bị lưu do suy tim.

Vì vậy, những thai phụ mang thai song sinh cùng trứng cần được theo dõi thường xuyên tại các cơ sở y tế có khoa sản chuyên khoa, bắt đầu từ tuần thai thứ 16 đến lúc chuẩn bị đi sinh.

Mặt khác, ít nhất 2 tuần một lần, thai phụ cần thực hiện siêu âm màu Doppler để phát hiện sớm hội chứng truyền máu song thai. Bởi vì, cơ hội chữa trị cao hơn nếu được chẩn đoán trước khi thai nhi 20 tuần tuổi. Sau khi thai nhi 24 tuần tuổi, việc can thiệp trở nên khó khăn và tỷ lệ thành công thấp.

Đối tượng nguy cơ mắc phải hội chứng truyền máu song thai là những người mẹ mang đa thai và có một bánh nhau. Thai phụ mang song thai có thể phát hiện được sớm trong khi mang thai, nhờ việc siêu âm thường xuyên.

Do đó, bà mẹ mang thai cần phải thường xuyên siêu âm trong suốt thai kỳ để kiểm soát được kích thước và tình trạng sức khỏe của cặp thai nhi trong bụng.

5. Chi phí khám chữa bệnh

Người mẹ thường nhận ra triệu chứng đầu tiên sau tuần thứ 20 của thai kỳ là tình trạng đa ối của thai nhi nhận máu: bụng lớn nhanh, quần áo chật nhanh trong một thời gian ngắn, có thể khó thở. Tuy nhiên, hội chứng này thường được phát hiện bằng siêu âm thai định kỳ trong giai đoạn từ 16 đến 22 tuần.

Chẩn đoán sự tồn tại và mức độ nặng của hội chứng truyền máu song thai được thực hiện bằng siêu âm.

Tiêu chuẩn chẩn đoán song thai một trứng một bánh nhau là hình ảnh song thai cùng giới tính, màng ối giữa hai thai nhi mỏng và chỉ có một bánh nhau.

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thăm khám và điều trị nên chi phí cũng sẽ khác nhau. Nếu chỉ siêu âm chi phí dao động từ 150.000đ – 500.000đ. Ở một vài cơ sở y tế chi phí này có thể nhỉnh hơn. Còn nếu phải can thiệp, mở thông màng ối, thể tích nước ối… thì chi phí sẽ cao hơn.

BS. Lê Thị Phương

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-hoi-chung-truyen-mau-song-thai-169250411230629202.htm