Câu hỏi thường gặp liên quan đến tăng acid uric máu

Tăng acid uric máu là một dấu hiệu cảnh báo điển hình của các bệnh gout và thận. Tình trạng acid uric cao trong máu có thể do tình trạng cơ thể của người bệnh hoặc do thực phẩm.

Acid uric tăng cao thường gặp ở những người có thói quen sống không lành mạnh và chế độ dinh dưỡng không khoa học. Đồng thời việc thiếu vận động, thừa cân, béo phì, mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường và cao huyết áp cũng góp phần làm tăng nguy cơ này.

1. Đông y có chữa được tăng acid uric máu không?

Có nhiều nguyên nhân làm acid uric tăng bao gồm chế độ ăn và một số bệnh lý. Vì vậy, Đông y không chữa khỏi được tăng acid uric máu, tuy nhiên có nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng acid uric máu và giúp kiểm soát hiệu quả.

2. Cách xử trí khi bị tăng acid uric máu

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra siêu âm khớp, X-quang khớp, xét nghiệm máu để đo nồng độ acid uric máu và các thông số đánh giá mức độ của các chỉ số. Trong trường hợp tăng acid uric không triệu chứng thì cần thiết nhất là giảm bớt lượng purin vào cơ thể, để hạn chế tình trạng tăng acid uric trong máu. Một số loại thực phẩm có chứa purin mà bạn nên hạn chế ăn ở thời điểm này là các loại hải sản, các loại thịt đỏ và nội tạng động vật… Đồng thời hạn chế uống bia và uống các loại thực phẩm có gas.

Bên cạnh đó nên kết hợp uống nhiều nước để hạn chế sự kết tủa muối urat, đồng thời giúp cơ thể tăng cường khả năng đào thải acid uric. Tốt nhất nên uống khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày.

Nội dung

1. Đông y có chữa được tăng acid uric máu không?

2. Cách xử trí khi bị tăng acid uric máu

3. Tăng acid uric máu có chữa khỏi được không?

4. Cách chăm sóc bệnh tăng acid uric máu tại nhà

5. Những lưu ý quan trọng khi bị tăng acid uric máu

6. Chi phí khám chữa bệnh

Nếu cơ thể đang bị thừa cân, béo phì thì bạn nên giảm cân để giảm áp lực lên các khớp, tránh nguy cơ bị đau khớp do tăng acid uric. Lưu ý cần giảm cân khoa học bằng chế độ ăn và tập luyện hợp lý, tuyệt đối không giảm cân bằng cách nhịn ăn.

Người bệnh nên tuân theo chỉ dẫn chỉ dùng thuốc khi nồng độ acid uric máu quá cao trên 10 - 12mg/dl (khoảng 700 micromol/l) hoặc khi có sự sản xuất acid uric cấp tính, ví dụ điều trị hóa trị liệu trong bệnh ung thư sẽ gây hủy tế bào nhiều.

Có thể dùng liệu pháp dự phòng tình trạng tăng acid uric máu ở những trường hợp dự đoán trước sẽ có tình trạng tăng acid uric cấp tính như trên.

Khi đó lợi ích thu được chủ yếu là tránh được tình trạng suy thận cấp do tăng lắng đọng tinh thể urat ở ống thận.

Thuốc lựa chọn hàng đầu trong các trường hợp này là thuốc ức chế Xanthine Oxidase như Allopurinol (Zyloric), Tisopurine (Thiopurinol) hoặc thuốc tiêu acid uric (Enzym Uricase - biệt dược Uricozym).

Các trường hợp xét nghiệm thường xuyên có tình trạng tăng acid uric trên 10 mg/dl mà kháng với các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc có tiền sử gia đình bị gout, bị sỏi thận kèm tăng acid uric máu, có dấu hiệu tổn thương thận... đều cần phải dùng các thuốc giảm acid uric.

Lưu ý không dùng thuốc nhóm tăng thải acid uric như Probenecid (Benemid) qua thận ở những bệnh nhân có một trong các biểu hiện sau: Tiền sử hoặc đang có sỏi thận, suy thận, có hạt tophi và giảm bài tiết urat qua thận.

Tất cả các trường hợp tăng acid uric máu không có triệu chứng khác ở mức độ trung bình (dưới 10mg/dl) đều cần thực hiện các chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý như với các bệnh nhân bị gout mà chưa cần dùng thuốc hạ acid uric máu.

Tăng acid uric máu là một dấu hiệu cảnh báo điển hình của các bệnh gout và thận.

Tăng acid uric máu là một dấu hiệu cảnh báo điển hình của các bệnh gout và thận.

3. Tăng acid uric máu có chữa khỏi được không?

Việc tăng acid uric máu hoàn toàn có thể kiểm soát, chữa khỏi. Để có thể đưa ra phương pháp thích hợp nhất điều trị acid uric tăng cao thì cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu tăng acid uric do đang sử dụng các loại thuốc khác hoặc nhờn thuốc, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.

Nếu nguyên nhân đến từ các loại bệnh lý, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kết hợp chữa bệnh với thuốc điều trị hạ acid uric, liệu pháp dự phòng tăng acid uric máu.

4. Cách chăm sóc bệnh tăng acid uric máu tại nhà

Tăng acid uric máu người bệnh tại nhà cần xây dựng một chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bạn kiểm soát tốt cả hai quá trình sản sinh và đào thải acid uric ra khỏi máu. Nhìn chung chế độ ăn uống dành cho người tăng acid uric máu cần được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau:

Tránh các loại thực phẩm giàu purin: Ăn nhiều thực phẩm giàu purin có thể gây tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Một số thực phẩm chứa nhiều purin mà người bệnh cần hạn chế bao gồm thịt đỏ (bò, heo, cừu, dê…), nội tạng động vật, các loại cá (cá cơm, cá hồi, cá mòi, cá ngừ…).

Bia, rượu, thức uống chứa cồn cần hạn chế, vì nếu uống 0.5 g cồn/kg trọng lượng cơ thể có thể làm tăng thêm khoảng 0.4 – 0.8 mg/dL nồng độ acid uric trong máu. Do đó, người bệnh cần hạn chế hoặc tránh tiêu thụ thức uống có cồn để nhanh chóng kiểm soát tình trạng tăng acid uric máu.

Thực phẩm chứa lượng đường fructose cao cũng cần tránh, chẳng hạn như trái cây sấy khô, nước ngọt có ga, bánh ngọt…

Ưu tiên các loại thực phẩm có lợi như: Thực phẩm giàu chất xơ có thể ức chế sự hấp thu purin trong hệ tiêu hóa; từ đó, hỗ trợ kiểm soát nồng độ acid uric trong máu một cách hiệu quả. Vì vậy, người bị tăng acid uric cần ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi (chuối, táo, cherry, bơ...), ngũ cốc nguyên cám (gạo lứt, yến mạch…), các loại đậu (đậu hà lan, đậu lăng…), rau xanh (cải bó xôi, bông cải xanh…).

Thực phẩm giàu vitamin C có tác động giúp thúc đẩy thận lọc và đào thải acid uric qua đường tiểu tiện, từ đó hỗ trợ làm giảm nồng độ chất này trong máu. Một số thực phẩm giàu vitamin C tốt cho sức khỏe của người bị tăng acid uric bao gồm trái cây tươi (kiwi, ổi, cam...), rau củ (cà chua, ớt chuông, bông cải xanh, dưa chuột, cà rốt…

Ngoài ra, người bị tăng acid uric cần uống đủ nước (từ 1.5 – 2 lít/ngày) để có thể hỗ trợ quá trình đào thải chất này diễn ra dễ dàng và nhanh chóng.

Trong trường hợp đã áp dụng những phương pháp trên nhưng nồng độ acid uric vẫn tăng cao thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị. Việc điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt và phòng tránh nguy cơ suy thận cấp do tăng acid uric.

5. Những lưu ý quan trọng khi bị tăng acid uric máu

Thông thường acid uric chỉ tồn tại một lượng nhỏ trong máu và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng khi tăng quá mức nồng độ acid uric huyết thanh có thể gây ra sự lắng đọng tinh thể muối urate (monosodium urate) tại các khớp và mô mềm, gây ra bệnh gout.

Tăng acid uric máu không nhất định là bị bệnh gout. Nhiều người lầm tưởng rằng khi các chỉ số xét nghiệm tăng acid uric máu là bị bệnh gout, tuy nhiên thực tế có rất nhiều người bị tăng acid uric máu, nhưng chỉ có một số tiến triển thành gout. Ngoài gout, tăng acid uric máu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh thận và rối loạn chuyển hóa khác.

Có nhiều nguyên nhân làm acid uric tăng bao gồm chế độ ăn và một số bệnh lý. Vì vậy, xét nghiệm acid uric máu có thể chỉ ra một số tình trạng sức khỏe làm tăng tổng hợp quá mức acid uric và giảm thải acid uric, ví dụ như bệnh gan, thận, ung thư… Mức độ acid uric máu có thể được phát hiện dễ dàng qua xét nghiệm máu.

Những lưu ý dinh dưỡng dành cho người tăng acid uric bao gồm:

Không ăn nội tạng động vật.
Hạn chế hải sản có vỏ như tôm, cua…
Hạn chế những loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu…
Không uống rượu bia và các thực phẩm có chứa cafein, không hút thuốc lá.
Ưu tiên hấp thu đạm từ thực vật.
Ăn nhiều rau xanh.
Uống nhiều nước.

6. Chi phí khám chữa bệnh

Tầm soát tăng acid uric chi phí thấp có thể từ 500.000 - 1.000.000 đồng. Điều trị tăng acid uric không phức tạp, với chế độ theo dõi hợp lý từ 3 - 6 tháng, bệnh nhân sẽ giảm đau xương khớp, acid uric trong máu có thể trở về mức bình thường. Chi phí điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể, có các bệnh lý kèm theo hay không.

Tầm soát bệnh gout chi phí thấp từ 500.000 - 1.000.000 đồng. Những bệnh nhân gout thường kèm theo bệnh cao huyết áp, đái tháo đường do lối sống và có chế độ ăn uống không khoa học.

TS.BS Vũ Thị Thanh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-tang-acid-uric-mau-16924071621013681.htm