Cấu trúc kho thiêng tại di tích An Phú

Di tích An Phú có nhiều tên gọi khác nhau như di tích Chămpa Phú Thọ, tháp Chăm An Phú hay Bmong Yang theo cách gọi của đồng bào địa phương. Di tích nằm cách trung tâm thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 7 km về phía đông, được biết đến từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bởi các học giả người Pháp.

Hố thiêng hình chữ “Vạn”.

Hố thiêng hình chữ “Vạn”.

Năm 2023, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm khảo cổ học tiếp tục thăm dò, khai quật khảo cổ tại 4 hố thăm dò và 1 hố khai quật với tổng diện tích trên 235 m2.

Hiện trường 1 hố khai quật tại di tích An Phú.

Hiện trường 1 hố khai quật tại di tích An Phú.

Và gần đây, từ cuộc khai quật đợt II năm 2024 với những phát hiện mới tại di tích An Phú cung cấp thêm nhiều tư liệu quan trọng, gợi ý cho một khung niên đại xây dựng sớm hơn đối với di tích An Phú từ khoảng thế kỷ IX-X và được sử dụng kéo dài đến thế kỷ XII-XIII.

Phát hiện quan trọng nhất trong cuộc khai quật đợt II là cấu trúc kho thiêng (hố thiêng) hình chữ “Vạn”, cho thấy di tích này là một ngôi đền thờ Phật giáo.

Hiện vật kim loại mầu vàng hình bông hoa nhiều cánh tìm thấy trong hố thiêng.

Hiện vật kim loại mầu vàng hình bông hoa nhiều cánh tìm thấy trong hố thiêng.

Bên trong kho thiêng tìm thấy bộ hiện vật là đồ ký cúng, gồm nhóm hiện vật bằng kim loại vàng (bình kamandalu, hoa sen, các lá vàng có khắc ký tự cổ), trang sức bằng đá quý, thủy tinh...) Đây là những vật ký cúng được đặt vào cấu trúc kho thiêng với mục đích dâng cúng cho vị thần được thờ phụng tại di tích này.

Đây là một trong những di tích được xem là biểu hiện cụ thể cho mối quan hệ giữa vùng đất Tây Nguyên với Vương quốc Chămpa trong lịch sử.

Theo nhandan.vn

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/cau-truc-kho-thieng-tai-di-tich-an-phu-215322.html