Chiêm ngưỡng ngôi chùa có tòa tháp cửu phẩm liên hoa cao nhất Hải Phòng

Tòa tháp cửu phẩm liên hoa soi bóng xuống mặt hồ, tạo điểm nổi bật của chùa Phổ Chiếu tĩnh lặng giữa phố phường đông đúc, chật chội tại trung tâm TP Hải Phòng.

Video: Chiêm ngưỡng ngôi chùa có tòa tháp cửu phẩm liên hoa cao nhất Hải Phòng

Chùa Phổ Chiếu tọa lạc tại khu phố Miếu 2, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng. Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1953 bởi sư cụ Ngô Chân Tử, người làng Cao Mại (huyện Kiến Xương, Thái Bình), với tên gọi là Tam Giáo Đường vì thờ Tam giáo đồng nguyên là: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo.

Chùa Phổ Chiếu tọa lạc tại khu phố Miếu 2, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng. Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1953 bởi sư cụ Ngô Chân Tử, người làng Cao Mại (huyện Kiến Xương, Thái Bình), với tên gọi là Tam Giáo Đường vì thờ Tam giáo đồng nguyên là: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo.

Đến năm 1954, khi Hòa thượng Thích Thanh Quang thuộc phái Lâm Tế từ chùa Vọng Cung (Nam Định) đến làm trụ trì đổi tên chùa thành Phổ Chiếu và chỉ thờ Phật.

Đến năm 1954, khi Hòa thượng Thích Thanh Quang thuộc phái Lâm Tế từ chùa Vọng Cung (Nam Định) đến làm trụ trì đổi tên chùa thành Phổ Chiếu và chỉ thờ Phật.

Năm 1985, Hòa thượng Thích Thanh Giác - Trụ trì ngôi chùa cùng với nhân dân và các phật tử trùng tu, xây dựng lại ngôi chùa bề thế, khang trang như ngày nay.

Năm 1985, Hòa thượng Thích Thanh Giác - Trụ trì ngôi chùa cùng với nhân dân và các phật tử trùng tu, xây dựng lại ngôi chùa bề thế, khang trang như ngày nay.

Toàn cảnh quần thể chùa Phổ Chiếu nhìn từ trên cao hướng ra hồ Ông Báo.

Toàn cảnh quần thể chùa Phổ Chiếu nhìn từ trên cao hướng ra hồ Ông Báo.

Đại diện nhà chùa cho biết, điểm nhấn nổi bật của ngôi chùa chính là tòa bảo tháp cửu phẩm liên hoa 9 tầng, với chiều cao 53m. Đây là tòa bảo tháp cao nhất Hải Phòng tính đến thời điểm hiện tại.

Đại diện nhà chùa cho biết, điểm nhấn nổi bật của ngôi chùa chính là tòa bảo tháp cửu phẩm liên hoa 9 tầng, với chiều cao 53m. Đây là tòa bảo tháp cao nhất Hải Phòng tính đến thời điểm hiện tại.

Trên đỉnh tháp là một bầu rượu tượng trưng cho bầu nước Cam Lộ của Phật Bà Quan âm đặt trên đài sen 9 tầng.

Trên đỉnh tháp là một bầu rượu tượng trưng cho bầu nước Cam Lộ của Phật Bà Quan âm đặt trên đài sen 9 tầng.

Tòa cửu phẩm liên hoa lung linh về đêm bên cạnh hồ Ông Báo. (Ảnh: Hồng Phong)

Tòa cửu phẩm liên hoa lung linh về đêm bên cạnh hồ Ông Báo. (Ảnh: Hồng Phong)

Thêm một điểm nhấn của ngôi chùa chính là ngôi chùa nhỏ giữa hồ nước trước ngôi Chánh điện, mô phỏng theo kiến trúc chùa Một Cột ở Hà Nội.

Thêm một điểm nhấn của ngôi chùa chính là ngôi chùa nhỏ giữa hồ nước trước ngôi Chánh điện, mô phỏng theo kiến trúc chùa Một Cột ở Hà Nội.

4 góc hồ được đắp nổi 4 con rồng đang trườn từ dưới mặt nước lên và hướng về phía ngôi chùa như để canh giữ, bảo vệ cho sự thanh tịnh, tôn nghiêm nơi cửa Phật.

4 góc hồ được đắp nổi 4 con rồng đang trườn từ dưới mặt nước lên và hướng về phía ngôi chùa như để canh giữ, bảo vệ cho sự thanh tịnh, tôn nghiêm nơi cửa Phật.

"Chùa Một Cột" được xây dựng giữa hồ phía trước Chánh điện chùa Phổ Chiếu.

"Chùa Một Cột" được xây dựng giữa hồ phía trước Chánh điện chùa Phổ Chiếu.

Ngôi chùa chính được thiết kế theo kiểu chữ "Công" gồm 5 gian tiền đường, 3 gian ống muống và 3 gian hậu cung, xung quanh được xây dựng tả vu và hữu vu.

Ngôi chùa chính được thiết kế theo kiểu chữ "Công" gồm 5 gian tiền đường, 3 gian ống muống và 3 gian hậu cung, xung quanh được xây dựng tả vu và hữu vu.

Bên trong ngôi Chánh điện.

Bên trong ngôi Chánh điện.

Những ngày rằm tháng Giêng, lễ Phật Đản, rằm tháng 7 và các ngày mùng 1 hàng tháng, chùa Phổ Chiếu thu hút đông đảo phật tử và người dân địa phương tới chiêm bái, dâng hương, cầu phúc lộc, cầu bình an.

Những ngày rằm tháng Giêng, lễ Phật Đản, rằm tháng 7 và các ngày mùng 1 hàng tháng, chùa Phổ Chiếu thu hút đông đảo phật tử và người dân địa phương tới chiêm bái, dâng hương, cầu phúc lộc, cầu bình an.

Đặc biệt, ngôi chùa còn là di tích lịch sử cách mạng, với bí số C5, là Sở chỉ huy của Giám đốc Công an TP Hải Phòng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giai đoạn 1964 – 1973.

Đặc biệt, ngôi chùa còn là di tích lịch sử cách mạng, với bí số C5, là Sở chỉ huy của Giám đốc Công an TP Hải Phòng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giai đoạn 1964 – 1973.

Cửa hầm vào Sở chỉ huy, đặt ngay sau ngôi Chánh điện.

Cửa hầm vào Sở chỉ huy, đặt ngay sau ngôi Chánh điện.

Bên phải ngôi Chánh điện là vườn tháp, nơi đặt xá lị của các vị sư tiền bối.

Bên phải ngôi Chánh điện là vườn tháp, nơi đặt xá lị của các vị sư tiền bối.

Nhà bia lưu niệm Chư Lịch Đại Tổ Sư chùa Chiếu.

Nhà bia lưu niệm Chư Lịch Đại Tổ Sư chùa Chiếu.

Minh Khang

Nguồn VTC: https://vtc.vn/chiem-nguong-ngoi-chua-co-toa-thap-cuu-pham-lien-hoa-cao-nhat-hai-phong-ar657905.html