Ba chiếc Eurofighter Typhoon EF-2000 của Đức đã hoàn thành chuyến bay bền bỉ phá kỷ lục đối với chiến đấu cơ khi đã bay liên tục 10h31 phút khi xuất phát từ Nhật Bản để tới Hawaii.
Phi đội 3 chiếc Eurofighter Typhoon EF-2000 được máy bay tiếp dầu KC-135 của công ty hàng không vũ trụ tư nhân Metrea tiếp liệu trên không.
Chuyến bay đường dài của Eurofighter Typhoon EF-2000 là một phần của cuộc tập trận Pacific Skies. Trước đó những tiêm kích này đã tới căn cứ Chitose ở Hokkaido, Nhật Bản để tập trận Nippon Skies 24.
Theo thông tin chính thức từ không quân Đức, máy bay KC-135 đã phải tiếp nhiên liệu nhiều lần cho những chiếc Eurofighter Typhoon EF-2000 để chúng có thể tới Hawaii.
Việc bay liên tục 10h31 phút trên không là một kỷ lục đối với chiến đấu cơ, bởi chúng có tầm bay ngắn hơn oanh tạc cơ ném bom chiến lược rất nhiều.
“Chưa bao giờ một chiếc Eurofighter Typhoon EF-2000 bay trên không lâu hơn thế này. Sau 10h31 phút, chúng đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Hickam ở Trân Châu Cảng, đây là một kỷ lục Guinness” không quân Đức cho biết.
Tại Hawaii, 3 máy bay Eurofighter Typhoon EF-2000 của Đức sẽ tham gia cuộc tập trận tác chiến hàng hải quốc tế Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm nay cùng với các tàu của Hải quân Đức và tàu, máy bay từ các quốc gia khác.
Trước đó, nhiệm vụ kéo dài nhất của Eurofighter Typhoon EF-2000 là chuyến bay kéo dài 8 giờ 36 phút, khi không quân hoàng gia Anh tham gia vào hoạt động chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông vào ngày 23 tháng 9 năm 2017.
Việc có thể bay liên tục nhiều giờ trên không của chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon EF-2000 cho thấy sự bền bỉ của dòng máy bay chiến đấu hiện đại này.
Đồng thời nó cũng cho thấy khả năng hoạt động tầm xa của dòng chiến đấu cơ này khi được tiếp dầu trên không.
Eurofighter Typhoon EF-2000 là mẫu tiêm kích thứ hệ thứ tư do 4 nước châu Âu gồm Anh, Tây Ban Nha, Đức và Italy hợp tác phát triển, vì vậy việc mua dòng chiến đấu cơ này phải được các thành viên phát triển cho phép.
Dự án này là nỗ lực chung do một liên doanh tập đoàn bao gồm Airbus, BAE Systems và Leonardo dẫn đầu với sự tham gia của các quốc gia là Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha.
Từ khái niêm chiếm ưu thế trên không, Eurofighter Typhoon EF-2000 là một máy bay chiến đấu đa chức năng, rất linh hoạt, có khả năng thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Eurofighter Typhoon EF-2000 đã chứng tỏ hiệu suất chiến đấu trong những lần thực chiến, bao gồm cả lần đầu thực chiến tại Libya năm 2011, ở đây chúng đã thể hiện tính hiệu quả trong các nhiệm vụ trinh sát và tấn công mặt đất.
Eurofighter Typhoon EF-2000 được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cụ thể của mỗi quốc gia trong khi vẫn duy trì một nền tảng chung cho các quốc gia cùng phát triển cũng như xuất khẩu.
Hiện phiên bản mới nhất của dòng chiến đấu cơ này mang định danh Eurofighter Typhoon Tranche 3 được trang bị thêm thùng nhiên liệu phụ, cùng với đó là việc nâng cấp hệ thống điện tử trang bị trên máy bay.
Phiên bản này được lắp đặt radar mảng pha chủ động Captor-E AESA.
Radar mảng pha chủ động Captor-E được phát triển để dần thay thế radar cũ Captor-M, giúp cho máy bay này trở nên đáng gờm hơn trong các tình huống chiến đấu.
Ngoài ra với kiểu thiết kế cánh tam giác kết hợp cánh mũi cung cấp khả năng linh hoạt cao, lực cản thấp và tăng lực nâng.
Eurofighter Typhoon EF-2000 có chiều dài: 15,96 m; Sải cánh: 10,95 m; Cao: 5,28 m. Trọng lượng rỗng: 11.000 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 23.500 kg.
13 điểm treo trên cánh và bụng cho phép EF-2000 mang theo tổng cộng khoảng 8 tấn vũ khí.
Eurofighter Typhoon EF-2000 được trang bị 2 động cơ Eurojet EJ200 và có tốc độ tối đa 2.390 km/h.
Trần bay của Eurofighter Typhoon EF-2000 là 19.8 km và tầm hoạt động 1.390 km.
Trong cận chiến, Eurofighter EF-2000 có thể sử dụng tên lửa đối không tầm ngắn IRIS-T, AIM-9, AIM-132 và tên lửa tầm trung - xa AIM-120 và MBDA Meteor.
Eurofighter Typhoon EF-2000 còn được trang bị các loại tên lửa không đối đất tầm ngắn AGM-65, tên lửa hành trình KEPD 350 tầm bắn 500km, tên lửa hành trình Storm Shadow và bom dẫn đường laser Paveway.
Eurofighter Typhoon EF-2000 sử dụng một hệ thống phòng thủ cực kỳ tinh vi tên là Praetorian.
Praetorian có thể phát hiện và cảnh báo các mối đe dọa từ tên lửa không đối không và đất đối không, cung cấp đánh giá toàn diện và đáp ứng đồng thời nhiều mối đe dọa.
Để chống lại những nguy cơ, máy bay được trang bị mồi bẫy nhiệt, kim loại nhiễu xạ, thiết bị tác chiến điện tử (ECM) và mồi bẫy radar kéo theo.
Mặc dù Eurofighter EF-2000 là máy bay chiến đấu thế hệ 4 nhưng nó lại có một vài tính năng của tiêm kích thế hệ 5, như “tàng hình”.
Chẳng hạn, Eurofighter Typhoon EF-2000 có diện tích phản xạ radar nhỏ và thiết kế giúp giảm độ bộc lộ radar.
Có được điều này là do Eurofighter Typhoon EF-2000 được chế tạo từ: vật liệu tổng hợp sợi các bon, nhôm lithi, titan… giúp máy bay có khả năng bán tàng hình.
Do Eurofighter Typhoon EF-2000 mang nhiều vũ khí bên ngoài thân nên công nghệ tàng hình của nó không được tiên tiến như các mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 5.
Ngoài ra với kiểu thiết kế cánh tam giác kết hợp cánh mũi cung cấp khả năng linh hoạt cao, lực cản thấp và tăng lực nâng.
Đặc biệt, tiêm kích Eurofighter Typhoon EF-2000 có khả năng bay siêu âm mà không cần sử dụng buồng đốt lần 2. Hiện chỉ có F-22 cũng có thể làm được điều này.
Đơn giá mỗi chiếc Eurofighter Typhoon EF-2000 khoảng 81,5 triệu USD.
Hiện nay, tiêm kích Eurofighter Typhoon EF-2000 hoạt động chủ yếu trong các nước thuộc khối NATO như: Áo, Đức, Ý, Anh và Tây Ban Nha.
Ngoài ra loại máy bay này cũng đang được Ả Rập Xê Út sử dụng.
Việt Hùng