Chiến thắng 30/4/1975 - Nửa thế kỷ nhìn lại

Năm 2025 đánh dấu 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một dấu mốc thiêng liêng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng ấy, Chiến dịch Hồ Chí Minh – trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – đã diễn ra thần tốc, táo bạo và toàn thắng.
Sau đây là các mốc sự kiện chính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh:

Chiến dịch Tây nguyên
Ngày 4/3, quân ta nổ súng tiến công Tây Nguyên. Ngày 10-11/3/1975, bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng, quân ta giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột.
Đây là trận then chốt quyết định của chiến dịch, một trận “điểm đúng huyệt”, làm rối loạn sự chỉ đạo chiến lược và đảo lộn thế phòng thủ của địch ở Tây Nguyên, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Từ ngày 14 đến 18/3, quân ta đánh trận then chốt thứ hai, đập tan cuộc phản kích của Quân đoàn 2 ngụy, tạo thế chia cắt địch về chiến lược, đẩy quân địch ở Tây Nguyên vào thế tan vỡ.
Từ ngày 17 đến 24/3, quân ta đánh trận then chốt thứ ba, truy kích tiêu diệt tập đoàn quân địch rút chạy trên đường số 7; giải phóng Kom Tum, Gia Lai và toàn bộ Tây Nguyên.
Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi. Kết quả, ta tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 thuộc Quân khu 2 ngụy quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 28 nghìn quân địch, thu và phá hủy 154 máy bay, 1.096 xe quân sự, 17.188 súng pháo các loại, giải phóng 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Bổn, Quảng Đức và một số tỉnh Trung Bộ.

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng từ 19 đến 29/3/1975
Ngày 19/3/1975 tấn công và giải phóng toàn bộ tỉnh Quảng Trị.
Tiếp đó, quân và dân Thừa Thiên-Huế đã hình thành thế bao vây Huế bằng nhiều mũi và khống chế chặn đường rút chạy ra biển và vào Đà Nẵng.
Ngày 24/3, Tam Kỳ và Quảng Ngãi được giải phóng.
Ngày 26/3/1975, các lực lượng vũ trang nhân dân đã tiến hành hợp vây và cùng với đông đảo lực lượng quần chúng cách mạng nổi dậy tiêu diệt tập đoàn phòng ngự Thừa Thiên-Huế gồm 4 vạn tên địch, làm chủ thành phố Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên.
Ngày 28/3/1975, pháo binh quân giải phóng mở đầu cuộc tấn công giải phóng Đà Nẵng bằng đòn tập kích hỏa lực mãnh liệt vào các vị trí quân sự địch trong thành phố và bán đảo Sơn Trà.
Sau 33 giờ chiến đấu, quân ta giành thắng lợi rực rỡ, giải phóng Đà Nẵng-thành phố lớn thứ hai ở miền Nam-tiêu diệt và làm tan rã hơn 10 vạn quân địch, trong đó có cơ quan Bộ tư lệnh quân đoàn 1 ngụy, đập nát căn cứ liên hợp quân sự mạnh nhất của địch ở miền Trung. Quân khu 1 ngụy bị xóa sổ. Kế hoạch co cụm chiến lược hòng giữ vùng đồng bằng ven biển của địch vừa triển khai đã bị đập tan.


08/4/1975 – "Cánh cửa" Sài Gòn bắt đầu mở

09 – 20/4/1975 – Chiến dịch Trị Thiên và các hướng tấn công: Các quân đoàn chủ lực 2, 3, 4 và lực lượng vũ trang địa phương lần lượt giải phóng các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng…

Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức phát động. Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng, trực tiếp làm Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch.
Bộ chỉ huy quyết định kế hoạch tấn công: 5 cánh quân thần tốc tiến vào Sài Gòn từ 5 hướng.

26/4/1975 – Mở màn tổng công kích
17h00: Các mũi tấn công đồng loạt nổ súng, vượt qua tuyến phòng thủ ngoại vi của địch, làm bàn đạp để tổng tiến công nội đô.
27 - 29/4/1975: Bước áp sát
17h30 ngày 28/4, Phi đội “Quyết thắng” của không quân ta dùng máy bay A.37 thu được của địch ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, phá hủy nhiểu máy bay của địch.

Các cánh quân tiến sâu vào nội đô:
Cánh Đông từ Long Bình xuyên qua Xa lộ Biên Hòa.
Cánh Bắc từ Bình Dương đánh xuống Thủ Đức.
Cánh Tây Bắc từ Củ Chi đánh vào Gò Vấp.
Cánh Tây từ Hậu Nghĩa, Cần Giuộc đánh chiếm Phú Lâm, Bình Chánh.
Cánh Đông Nam đổ bộ bằng đường thủy qua Nhà Bè, Bến Lức.
Ngày lịch sử: 30/4/1975
5h00 sáng – Tổng tiến công vào nội đô Sài Gòn
Lệnh tổng công kích được phát đi: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa!".
10h45 – Xe tăng tiến vào trung tâm
Xe tăng 390 của Lữ đoàn 203 – Quân đoàn 2 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập.
11h30 – Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng
Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trên đài phát thanh.
Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập.
Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất sau hơn 20 năm chia cắt.


Chiến thắng 30/4/1975 kết thúc một thời kỳ dài chiến tranh, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước: độc lập, tự do, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chiến thắng 30/4 không đơn thuần là một sự kiện quân sự, mà là biểu tượng vĩ đại của sức mạnh toàn dân tộc, của sự kết tinh giữa ý chí độc lập tự chủ, lòng yêu nước nồng nàn và khát vọng hòa bình, thống nhất cháy bỏng của nhân dân hai miền Nam – Bắc.
Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng âm vang hào hùng của những ngày tháng ấy mãi còn sống động trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Đất nước Việt Nam nhờ điểm tựa vững chắc từ Chiến thắng 30/4 đã đổi thay mạnh mẽ. Thành phố Hồ Chí Minh từ một vùng đất tan hoang sau chiến tranh, nay là đầu tàu kinh tế, nơi hội tụ của trí tuệ, công nghệ, văn hóa hiện đại. Những người từng cầm súng nay đã là doanh nhân, nhà khoa học, kỹ sư... đóng góp xây dựng đất nước hùng cường.


Bến Bạch Đằng trước 1975 và ngày nay
Nguồn TBNH: https://thoibaonganhang.vn/chien-thang-3041975-nua-the-ky-nhin-lai-163493.html