'Chiến thắng cay đắng' của Nhật Bản trong trận Biển San hô 1942

Mặc dù sau đó người Nhật dần chiếm được toàn bộ Quần đảo Solomon, nhưng chiến thắng của họ trong trận Biển San hô 1942 là một 'chiến thắng cay đắng' với cái giá quá đắt.

Diễn ra từ ngày 4-8/5/1942, trận chiến Biển San hô (Battle of the Coral Sea) giữa Mỹ và Nhật Bản là một trong những cột mốc quan trọng của cuộc Thế chiến II.

Diễn ra từ ngày 4-8/5/1942, trận chiến Biển San hô (Battle of the Coral Sea) giữa Mỹ và Nhật Bản là một trong những cột mốc quan trọng của cuộc Thế chiến II.

Trước khi trận đánh này xảy ra, phía Mỹ đã biết được ý định xâm lược Tulagi (Quần đảo Solomon) và Port Moresby (New Guinea) của Nhật Bản, sau khi giải mã thành công các bức điện mật của người Nhật.

Dù Mỹ đã cố gắng ngăn chặn hạm đội Nhật Bản, sau bốn ngày giao tranh, lực lượng xâm lược Nhật Bản đã chiếm đóng thành công đảo Tulagi trong một trận đánh mở rộng vành đai phòng thủ.

Dù Mỹ đã cố gắng ngăn chặn hạm đội Nhật Bản, sau bốn ngày giao tranh, lực lượng xâm lược Nhật Bản đã chiếm đóng thành công đảo Tulagi trong một trận đánh mở rộng vành đai phòng thủ.

Sau đó người Nhật dần chiếm được toàn bộ Quần đảo Solomon, nhưng chiến thắng của họ là một “chiến thắng cay đắng” với cái giá quá đắt.

Sau đó người Nhật dần chiếm được toàn bộ Quần đảo Solomon, nhưng chiến thắng của họ là một “chiến thắng cay đắng” với cái giá quá đắt.

Trong trận này, Nhật đã mất 1 tàu sân bay cỡ lớn, 1 khu trục hạm, 1 tàu chở dầu và 69 máy bay chiến đấu. 1 tàu sân bay cỡ lớn bị hư hại nặng. 656 người chết, trong đó có nhiều phi công giàu kinh nghiệm.

Trong trận này, Nhật đã mất 1 tàu sân bay cỡ lớn, 1 khu trục hạm, 1 tàu chở dầu và 69 máy bay chiến đấu. 1 tàu sân bay cỡ lớn bị hư hại nặng. 656 người chết, trong đó có nhiều phi công giàu kinh nghiệm.

Thiệt hại quá nặng đã khiến Nhật buộc phải từ bỏ ý định bành trướng sang Port Moresby, Papua, cũng như các mục tiêu khác ở Nam Thái Bình Dương.

Thiệt hại quá nặng đã khiến Nhật buộc phải từ bỏ ý định bành trướng sang Port Moresby, Papua, cũng như các mục tiêu khác ở Nam Thái Bình Dương.

Kết thúc trận đánh, tổn thất của Mỹ còn cao hơn so với Nhật Bản, nhưng họ đã ngăn chặn được sự đe dọa của quân Nhật đối với Australia.

Kết thúc trận đánh, tổn thất của Mỹ còn cao hơn so với Nhật Bản, nhưng họ đã ngăn chặn được sự đe dọa của quân Nhật đối với Australia.

Đồng thời, trận Biển San Hô cũng tạo ra những tình thế có lợi cho người Mỹ trước trận đánh quyết định sau đó 1 tháng của chiến trường Thái Bình Dương: Trận Midway.

Đồng thời, trận Biển San Hô cũng tạo ra những tình thế có lợi cho người Mỹ trước trận đánh quyết định sau đó 1 tháng của chiến trường Thái Bình Dương: Trận Midway.

Về mặt quân sự, trận Biển San Hô đánh dấu trận chiến không quân kết hợp hải quân đầu tiên trong lịch sử, khi các máy bay cất cánh từ boong tàu sân bay đảm nhận vai trò chủ đạo trong chiến đấu.

Về mặt quân sự, trận Biển San Hô đánh dấu trận chiến không quân kết hợp hải quân đầu tiên trong lịch sử, khi các máy bay cất cánh từ boong tàu sân bay đảm nhận vai trò chủ đạo trong chiến đấu.

Mời quý độc giả xem video: Lâu đài Nhật bản lơ lửng trong biển mây | Zing.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chien-thang-cay-dang-cua-nhat-ban-trong-tran-bien-san-ho-1942-1556564.html