Cho trẻ ăn rau đúng cách giai đoạn ăn dặm

Bổ sung rau, củ quả cho trẻ khi bước sang tuổi ăn dặm là điều vô cùng quan trọng bởi đây là nguồn dưỡng chất và vitamin không thể nào thay thế được.

Những loại rau tốt cho trẻ ăn dặm

Theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng, Bổ sung rau, củ quả cho trẻ khi bước sang tuổi ăn dặm là điều vô cùng quan trọng bởi đây là nguồn dưỡng chất và vitamin không thể nào thay thế được. Nên cho bé ăn tất cả các loại rau, đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm và rau củ có màu vàng sẵn có trong vườn nhà, đảm bảo vệ sinh và an toàn. Rau màu xanh đậm giàu sắt, rau củ màu vàng giàu vitamin A giúp trẻ sáng mắt và khỏe mạnh.

Thay đổi các loại rau thường xuyên, đa dạng các loại rau để thay đổi khẩu vị cho trẻ, kết hợp thêm củ quả màu vàng, đỏ (cà chua, bí ngô, cà rốt) để tạo màu sắc hấp dẫn (tô màu bát bột) sẽ khiến trẻ ăn nhiều hơn.

Lưu ý: khi bé mới tập ăn dặm nên tránh các loại rau củ có thể làm bé bị đầy bụng khó tiêu như rau diếp, củ cải đường, bắp cải, cần tây. Khi bé được 9 - 10 tháng thì bắt đầu cho ăn các loại rau này nhưng hạn chế chỉ ăn 1- 2 lần/tuần.

Cách chế biến: Rau xanh thái nhỏ hoặc nghiền nát. Khi nấu chín rau nên cho rau vào nước đang đun sôi. Nhiệt độ cao sẽ tạo một lớp đường trên bề mặt nước, lớp đường này bảo vệ vitamin không bị mất đi do bay hơi nước.

Trong rau xanh có chứa một số loại vitamin tan trong dầu (như vitamin A ; D ; E ; K…), vì vậy, cho dầu ăn vào bát bột của bé, sẽ giúp bé hấp thụ được nhiều vitamin hơn.

Không nên nấu rau quá nhừ, nên sử dụng nồi inox hoặc nồi nhôm để chế biến rau củ cho trẻ, không nên dùng nồi đồng vì trong rau xanh có chứa 1 lượng axit nhất định có thể phản ứng với kim loại đồng gây độc.Với bí ngô, cà rốt: có thể luộc chín kĩ và nghiền ra, cho bé ăn cả cái lẫn nước hoặc có thể hấp cách thủy

Loại rau củ giàu dưỡng chất

Rất nhiều loại rau trồng quanh vườn có chứa nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ và bà mẹ. Nhiều loại giàu cả sắt và canxi như rau chùm ngây. Do đó việc cho trẻ ăn đa dạng các loại rau quanh vườn giúp trẻ có đủ chất dinh dưỡng để khỏe mạnh.

Rau/củ/quả giàu vitamin A: bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, khoai lang vàng, chuối, mít.

Rau/củ/quả giàu sắt và canxi điển hình gồm: Rau giàu sắt gồm rau dền trắng, dền đỏ, mộc nhĩ, rau muống, rau ngót, chùm ngây. Loại rau giàu canxi gồm đậu tương, lá lốt, thì là, mùng tơi, rau đay, dền cơm...

Rau nguồn thực phẩm cung cấp khá nhiều vitamin như A, C, D, E... và các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong rau cao giúp loại bỏ các chất dư thừa ra ngoài cơ thể. Không những thế, rau còn cung cấp cho bé một lượng nước trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Vậy với trường hợp trẻ không ăn rau có tác hại gì?

Tác hại đầu tiên phải kể đến đó chính là thiếu hàm lượng vitamin cung cấp hàng ngày cho trẻ. Khi đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ đồng thời có thể gây nên các bệnh về răng miệng như chảy máu chân răng,... Ngoài ra, còn gây cho trẻ bị táo bón do cung cấp ít chất xơ, khiến cho bộ máy tiêu hóa của trẻ hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời làm giảm kích thích nhu động ruột cũng như thúc đẩy tăng trưởng vi khuẩn có hại...

Để giúp bé nhanh chóng làm quen với các loại thức ăn có kết cấu và mùi vị khác nhau, bạn hãy thử chuyển sang thức ăn nghiền và thức ăn dạng viên nén (từ một loại nguyên liệu hoặc hỗn hợp) ngay khi trẻ sẵn sàng. Điều này giúp trẻ học cách nhai, di chuyển thức ăn rắn quanh miệng và nuốt thức ăn rắn. Ngoài ra, bạn có thể đưa cho trẻ một cái thìa để trẻ thử tự xúc ăn. Trẻ có thể sẽ mất nhiều thời gian để làm quen với các loại thực phẩm dạng cục vụn nhỏ, nhưng đó là một kỹ năng quan trọng mà trẻ cần học. Chỉ cần tiếp tục cung cấp cho trẻ các thực phẩm có kết cấu dạng này từ khoảng 6 đến 7 tháng, và luôn ở bên trẻ để hướng dẫn trẻ nuốt một cách an toàn. Thức ăn cầm tay cũng giúp trẻ làm quen với các dạng thực phẩm có kết cấu khác nhau, trẻ thích gắp từng miếng thức ăn lên và tự ăn, điều này cũng tốt cho việc phát triển sự phối hợp giữa tay và mắt.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

PV

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cho-tre-an-rau-dung-cach-giai-doan-an-dam-16923100616230421.htm