Chợ truyền thống tại TP HCM sau dịch: Người bỏ sạp vì lỗ, người buôn bán cầm chừng

Sau thời gian dài bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19, các tiểu thương chợ truyền thống tại TP HCM đều trong chờ ngày thành phố trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, sau khi mọi thứ dường như đã trở lại như trước, chợ truyền thống vẫn mang không khí ảm đạm khiến nhiều tiểu thương bỏ sạp vì lỗ.

Gồng gánh sạp hàng của mình qua mùa dịch với mong muốn khi thành phố hoạt động bình thường trở lại, việc buôn bán sẽ như trước nhưng các tiểu thương tại các chợ truyền thống như chợ Bình Thới (Quận 11), chợ Nguyễn Tri Phương (Quận 10), Chợ An Đông (Quận 5)… đều lắc đầu chán nản khi được hỏi tình hình chợ sau dịch.

Theo các tiểu thương, tuy mọi thứ dường như đã quay trở lại bình thường nhưng chợ truyền thống lại giảm khoảng một nửa lượng khách so với trước kia. Nhiều người không cầm cự nổi đành bỏ sạp hoặc nhượng sạp. Bên cạnh đó, thói quen mua sắm online trên các sàn thương mại điện tử hình thành trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp của người dân cũng khiến chợ truyền thống bị sụt giảm số lượng khách so với trước.

Chợ Bình Thới giảm khoảng một nửa lượng khách so với trước.

Chợ Bình Thới giảm khoảng một nửa lượng khách so với trước.

Nhiều sạp quần áo, mỹ phẩm giày dép tại Chợ Bình Thới đóng cửa vì vắng khách.

Nhiều sạp quần áo, mỹ phẩm giày dép tại Chợ Bình Thới đóng cửa vì vắng khách.

Sạp thịt gia súc, gia cầm vắng tanh.

Sạp thịt gia súc, gia cầm vắng tanh.

Khách vắng khiến các tiểu thương bỏ sạp hoặc sang nhượng lại vì sợ lỗ.

Khách vắng khiến các tiểu thương bỏ sạp hoặc sang nhượng lại vì sợ lỗ.

Nhiều người lướt điện thoại giết thời gian vì ế ẩm.

Nhiều người lướt điện thoại giết thời gian vì ế ẩm.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Gấm, tiểu thương bán thủy sản tại chợ Bình Thới chia sẻ, rất nhiều tiểu thương tại chợ từ bán rau đến bán đồ ăn, quần áo đều lần lượt bỏ sạp vì ế ẩm.

"Lượng khách giảm khoảng một nửa so với trước kia, nhìn khách đi chợ giảm rõ rệt. Nhiều tiểu thương ở chợ thấy bán ế quá nên ngưng bán, có người nhượng sạp lại luôn. Bên cạnh đó cũng có một số người vì còn e dè dịch bệnh, người thân người ta không cho đi bán lại nên họ ở nhà thành ra nhiều sạp vắng lắm từ buôn bán rau, trái cây đến đồ ăn, thịt, cá…Giá thuê sạp của tôi là 3 triệu, nhưng do vắng khách, tôi xin người ta giảm được 500.000 đồng mấy tháng nay, hiện tại sạp chỉ bán cầm chừng", bà Thắm chia sẻ.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Chúc, tiểu thương bán thịt tại chợ Bình Thới cũng cho biết, nếu như trước kia bà nhập 50kg thịt heo mỗi ngày để bán thì hiện tại chỉ nhập khoảng 20kg thịt.

"Tầm giờ này mà còn chừng này thịt, chợ quá vắng đến nỗi nhiều người không chịu nổi phải sang nhượng. Trước kia tôi nhập khoảng 50kg thịt heo mỗi ngày để bán nhưng hiện tại mỗi ngày chỉ nhập 20kg thịt, vậy mà phải bán tới trưa lắm mới được về, có hôm còn bán không hết", bà Chúc nói.

Loạt sạp treo biển cho thuê lại sạp.

Loạt sạp treo biển cho thuê lại sạp.

Cũng theo đại diện Ban quản lý chợ Bình Thới, nhiều ngày gần đây chợ khá vắng khách dẫn đến nhiều tiểu thương đóng sạp tạm nghỉ hoặc sang nhượng sạp, tuy nhiên, đây là hình chung của nhiều chợ truyền thống tại TP HCM thời điểm hiện tại.

Ghi nhận tại chợ An Đông, nơi được xem là một trong những chợ sỉ lẻ hàng hóa lớn nhất TP HCM, hiện tại số sạp đóng cửa hoặc chờ sang nhượng chiếm tỉ lệ lớn.

"Hồi xưa các sạp kín hết, giờ người ta đóng cửa sang sạp gần hết rồi vì đâu có khách, tôi ngồi đây cả ngày có khi không thấy người khách nào", một tiểu thương tại đây chia sẻ.

Các tiểu thương bán quần áo tại chợ An Đông đóng cửa sạp rất nhiều, nhiều người treo biển "sang gấp".

Các tiểu thương bán quần áo tại chợ An Đông đóng cửa sạp rất nhiều, nhiều người treo biển "sang gấp".

Chợ Nguyễn Tri Phương cũng gặp tình trạng vắng khách tương tự.

Chợ Nguyễn Tri Phương cũng gặp tình trạng vắng khách tương tự.

Một số sạp tại chợ Nguyễn Tri Phương cũng đã treo biển "sang sạp".

Một số sạp tại chợ Nguyễn Tri Phương cũng đã treo biển "sang sạp".

Ngọc Quyên

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/cho-truyen-thong-tai-tp-hcm-sau-dich-nguoi-bo-sap-vi-lo-nguoi-buon-ban-cam-chung-172220316035516804.htm