Choáng với số tiền cần thiết để bảo trì hệ thống phòng không Patriot

Hệ thống phòng không Patriot là một vũ khí công nghệ cao, bởi vậy chi phí dành cho nó cũng rất đắt đỏ.

Ngày 13 tháng 10 năm 2023, Lầu Năm Góc thông báo ký kết hợp đồng với Tập đoàn Raytheon trị giá 156 triệu USD để sản xuất các linh kiện cũng như thiết bị cần thiết cho hệ thống phòng không Patriot PAC-3+ của Romania.

Ngày 13 tháng 10 năm 2023, Lầu Năm Góc thông báo ký kết hợp đồng với Tập đoàn Raytheon trị giá 156 triệu USD để sản xuất các linh kiện cũng như thiết bị cần thiết cho hệ thống phòng không Patriot PAC-3+ của Romania.

Việc giao hàng phải tuân theo chương trình Bán hàng quân sự nước ngoài (FMS). Hợp đồng này được cho là bao gồm một gói phụ tùng thay thế, thiết bị vận hành và sản xuất "các bộ phận không được tiết lộ", công việc sẽ hoàn thành vào cuối tháng 10 năm 2027.

Việc giao hàng phải tuân theo chương trình Bán hàng quân sự nước ngoài (FMS). Hợp đồng này được cho là bao gồm một gói phụ tùng thay thế, thiết bị vận hành và sản xuất "các bộ phận không được tiết lộ", công việc sẽ hoàn thành vào cuối tháng 10 năm 2027.

Theo số liệu từ trang Military Balance 2023, Lực lượng vũ trang Romania có tổng cộng 8 hệ thống phòng không Patriot PAC-3+ trong thành phần chiến đấu.

Theo số liệu từ trang Military Balance 2023, Lực lượng vũ trang Romania có tổng cộng 8 hệ thống phòng không Patriot PAC-3+ trong thành phần chiến đấu.

Chính vì các tổ hợp tên lửa phòng không này mà Bộ Quốc phòng Mỹ đang đặt hàng linh kiện đảm bảo kỹ thuật cho Quân đội Romania trị giá hơn 150 triệu USD, với thời gian giao hàng là 4 năm.

Chính vì các tổ hợp tên lửa phòng không này mà Bộ Quốc phòng Mỹ đang đặt hàng linh kiện đảm bảo kỹ thuật cho Quân đội Romania trị giá hơn 150 triệu USD, với thời gian giao hàng là 4 năm.

Đáng chú ý, đây có thể không phải là "chi phí dịch vụ" duy nhất nhằm phục vụ cho việc bảo trì 8 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3+ của Quân đội Romania.

Đáng chú ý, đây có thể không phải là "chi phí dịch vụ" duy nhất nhằm phục vụ cho việc bảo trì 8 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3+ của Quân đội Romania.

Ngoài ra việc mua phụ tùng thay thế cho Patriot của một quốc gia NATO phải được thực hiện thông qua sự trung gian của Lầu Năm Góc nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn vũ khí Mỹ bán ra nước ngoài.

Ngoài ra việc mua phụ tùng thay thế cho Patriot của một quốc gia NATO phải được thực hiện thông qua sự trung gian của Lầu Năm Góc nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn vũ khí Mỹ bán ra nước ngoài.

Chỉ tính riêng phụ tùng thay thế cho 8 hệ thống phòng không Patriot của Romania sẽ cần ít nhất 156 triệu USD trong 4 năm, cho thấy mức độ đắt đỏ của vũ khí nói trên.

Chỉ tính riêng phụ tùng thay thế cho 8 hệ thống phòng không Patriot của Romania sẽ cần ít nhất 156 triệu USD trong 4 năm, cho thấy mức độ đắt đỏ của vũ khí nói trên.

Khi bảo vệ thủ đô Kyiv, hệ thống Patriot PAC-3 MSE đã lập nên kỷ lục khi bắn tới 30 đạn đánh chặn trong thời gian ngắn, tiêu tốn khoản tiền 120 triệu USD.

Khi bảo vệ thủ đô Kyiv, hệ thống Patriot PAC-3 MSE đã lập nên kỷ lục khi bắn tới 30 đạn đánh chặn trong thời gian ngắn, tiêu tốn khoản tiền 120 triệu USD.

Sao Đỏ

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/choang-voi-so-tien-can-thiet-de-bao-tri-he-thong-phong-khong-patriot-post657910.html