Chống lãng phí, tiêu cực trong xây dựng và thực thi pháp luật: Đòi hỏi cấp bách - Kỳ 4: Quyết tâm tháo gỡ triệt để các rào cản pháp lý
Tình trạng 'chờ luật, chờ cơ chế', luật mâu thuẫn, chồng chéo... đã khiến nhiều cơ hội phát triển bị bỏ lỡ. Vì thế, biến thể chế từ 'điểm nghẽn' thành lợi thế cạnh tranh trở thành yêu cầu bức thiết, đòi hỏi phải hành động quyết liệt để hệ thống pháp luật thật sự đồng hành cùng sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đổi mới mạnh mẽtư duy làm luật
Trên quan điểm “đâùtư cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật là đầu tư cho phát triển”, Nghịquyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về đổi mới công tác xây dựng và thi hànhpháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” xác định rõ:Đổi mới căn bản công tác xây dựng và thi hành pháp luật là nội dung cốt lõi, nềntảng cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong kỷ nguyênmới. Xây dựng pháp luật phải bám sát thực tiễn, “đứng trên mảnh đất thực tiễn củaViệt Nam”, đưa thể chế, pháp luật trở thành lợi thế cạnh tranh, nền tảng vữngchắc, động lực mạnh mẽ cho phát triển, tạo dư địa thúc đẩy tăng trưởng kinh tếhai con số...
Nghị quyết số66-NQ/TW đặt ra mục tiêu trong năm 2025 cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những“điểm nghẽn” do quy định pháp luật. Tinh thần này tiếp tục được Tổng Bí thư TôLâm nêu rõ tại Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thểchế, pháp luật (ngày 5/6/2025), đó là cơ bản giải quyết các vướng mắc do phápluật gây ra trong năm 2025. Nhiều lần, người đứng đầu Đảng ta nhấn mạnh yêu cầu:Công tác hoàn thiện thể chế pháp luật phải mở đường cho kiến tạo phát triển. Phảibiến thể chế từ “điểm nghẽn” trở thành lợi thế cạnh tranh. Để đất nước vươnmình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói “không” với bất cứ hạn chế, bấtcập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trongthiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi. Xóa bỏ tình trạng“trên nóng, dưới lạnh” ban hành xong rồi để đấy, “đánh trống bỏ dùi” trong tổchức thi hành pháp luật...
Cải cách thể chế,vì thế không chỉ là mục tiêu mà còn là một mệnh lệnh chính trị cần được thực hiệnbằng quyết tâm cao, hành động lớn và tư duy đổi mới đến cùng, như nhấn mạnh củaTổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai,khóa XIII vừa diễn ra: Trung ương quyết tâm tháo gỡ triệt để các rào cản pháplý vì vấn đề này được coi là “điểm nghẽn của nghẽn”. Pháp luật phải tạo thuận lơịđể thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vìNhân dân.
Với mục tiêu tạođộng lực mới cho tăng trưởng, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XV đã ban hànhnhiều nghị quyết mang tính đột phá, như Nghị quyết 206/2025/QH15 về cơ chế đặcbiệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật; Nghị quyết số198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tưnhân... Đặc biệt, Nghị quyết 197/2025/QH15 “Về một số cơ chế, chính sách đặc biệttạo đột phá trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật” nhằm thể chếhóa các quyết sách của Nghị quyết 66-NQ/TW, tháo gỡ ngay những vướng mắc, bất cậptrong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Cùng với đó, tạiKỳ họp thứ 9, QH cũng chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Một trong những điểm mơíquan trọng là Luật quy định chính thức về Cổng Pháp luật quốc gia (được vậnhành từ ngày 31/5/2025). Để người dân, doanh nghiệp thuận lợi tham gia góp ýxây dựng, ban hành VBQPPL, Luật đã bổ sung quy định đăng tải dự thảo các VBQPPLtrên Cổng Pháp luật quốc gia ở các bước lấy ý kiến khi soạn thảo dự án và thẩmtra... Có thể nói, mỗi bước tiến của hệ thống pháp luật là thêm một bước gầnhơn tới mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam củaNhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Gỡ nghịch lý,khơi thông nguồn lực
Tháo gỡ những bấtcập của quy trình, thủ tục trong cơ chế vận hành, truyền tải điện..., Luật Điệnlực (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, với nhiều nội dung mơínhư: phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, điện gió ngoàikhơi... Những quy định này về cơ bản đã giải quyết những “nút thắt” liên quan tơíthủ tục đầu tư các dự án điện, công khai quy hoạch, danh mục dự án đầu tư, đưara các cơ chế khuyến khích cho các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch,nhất là các mô hình điện mặt trời áp mái, điện gió ngoài khơi,...
Trong lĩnh vực đâùtư công, Luật Đầu tư công (sửa đổi) cũng bổ sung nhiều quy định theo hướng tạođột phá, đẩy mạnh cải cách, tăng cường phân cấp, phân quyền. Thủ tướng Chính phủcũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thúc đâỷgiải ngân vốn đầu tư công. Trước đó, ngày 6/8/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chínhđã ký Quyết định số 932/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác cải cách thủ tục hànhchính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm vụ trọng tâm của Tổ công tác là chỉđạo thực hiện các mục tiêu, giải pháp về cải cách TTHC, tăng cường kỷ luật, kỷcương hành chính và nâng cao năng lực phản ứng chính sách tại các Bộ, ngành, địaphương. Kể cả những vấn đề đang được quy định trong các dự án, dự thảo VBQPPL,nhưng dự kiến nếu ban hành ra gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh vàcuộc sống người dân thì cũng sẽ xem xét để cùng với các Bộ, ngành tháo gỡ.
Những quyết sáchmang tính cách mạng
Từ đầu nhiệm kỳQH khóa XV đến nay, QH đã thông qua nhiều dự án luật để tháo gỡ những vướng mắc,bất cập, chồng chéo trong các VBQPPL, thể hiện tinh thần kiến tạo quyết liệt,xóa bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Ấn tượng hơn là tại Kỳ họp thứ 9, QHđã xem xét, cho ý kiến và quyết định khối lượng công việc rất lớn, có ý nghĩa lịchsử, với nhiều nội dung hệ trọng, gắn liền với yêu cầu đổi mới, hoàn thiện thểchế, tinh gọn tổ chức bộ máy. Cụ thể, QH đã thông qua 34 luật, chiếm hơn 52% tổngsố luật được ban hành tại 17 kỳ họp của nhiệm kỳ khóa XV. Theo Chủ tịch QH TrầnThanh Mẫn, đây là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhấttừ trước đến nay; tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng” nhưng vẫn bảo đảm nền nếp,cẩn trọng, kỷ cương, đúng quy định của pháp luật và hiệu quả.
Ngoài ra, trong mộtsố trường hợp cấp bách để xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc phát sinh, QH khoáXV cũng thường áp dụng kỹ thuật lập pháp “một luật sửa nhiều luật”. Điển hìnhnhư 1 luật sửa 9 luật trong lĩnh vực tài chính; hay như Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổchức tín dụng... Mới đây, tại Kỳ họp thứ 9, QH đã thông qua Luật số90/2025/QH15 sửa đổi 8 Luật, gồm Luật Đấu thầu, các Luật về đầu tư và các LuậtThuế...
Chủ tịch QH TrầnThanh Mẫn đánh giá, kết quả của Kỳ họp thứ 9 là minh chứng sinh động của ý Đảngphù hợp với lòng dân, đáp ứng yêu cầu cấp thiết có tính tất yếu khách quan. Nhiêùluật, nghị quyết được QH xem xét, thông qua tại kỳ họp này thực hiện theo quy địnhmới của Luật Ban hành VBQPPL năm 2025, nhưng với sự chủ động, phối hợp chặt chẽ,thực chất, hiệu quả giữa các cơ quan đã chứng minh tính hiệu quả của việc thựchiện chủ trương đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật. “Kỳ họp thứ 9 là dấu mốcquan trọng trong lịch sử lập hiến, lập pháp của QH khóa XV. Tinh thần của Hôịnghị Diên Hồng năm xưa đã thể hiện tại Hội trường Diên Hồng hôm nay. Các quyếtsách, đạo luật được thông qua tại kỳ họp này có tính cách mạng, khởi đầu cho nhữngcải cách thể chế một cách căn cơ, định hướng những nhiệm vụ cho giai đoạn pháttriển mới của đất nước” - Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn khẳng định.
Những quyết sáchmạnh mẽ, đồng bộ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong thời gian qua đã, đang vàsẽ từng bước tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khơi thông dòng chảy phát triển.Bởi chỉ khi pháp luật được kiến tạo từ thực tiễn, phản ánh được yêu cầu pháttriển và được thực thi một cách hiệu quả, công bằng, nghiêm minh thì thể chế mơíthực sự trở thành nền tảng vững chắc, động lực bền vững cho công cuộc phát triểnđất nước trong kỷ nguyên mới.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc đối với dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 118/CĐ-TTg, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đang cản trở sự phát triển của các dự án điện năng lượng tái tạo trên cả nước. Công điện nêu rõ, việc tháo gỡ các vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và rất cần thiết để xử lý các tồn đọng trong nhiều năm qua, đã được Chính phủ cụ thể hóa tại Nghị quyết số 233/NQ-CP ngày 10/12/2024. Dù nhiều nhiệm vụ đã được triển khai, nhưng vẫn còn một số địa phương, Bộ, ngành, cơ quan chưa làm hết trách nhiệm trong việc tháo gỡ khó khăn, cho các dự án.
Bởi vậy, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải xử lý dứt điểm các vướng mắc thuộc thẩm quyền, chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng và tính chính xác của báo cáo. Đặc biệt, Thủ tướng giao Tổng Giám đốc EVN chỉ đạo thực hiện, hoàn thành xử lý các vướng mắc về thống nhất giá mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà xây dựng trên đất nông, lâm nghiệp với công suất lớn dưới mô hình đầu tư trang trại nuôi trồng. Bộ trưởng Bộ Công Thương và Tổng Giám đốc EVN chỉ đạo rà soát, đề xuất phương án xử lý khó khăn về giá FIT cho các dự án điện gió, điện mặt trời, báo cáo Chính phủ trước ngày 25/7/2025.
(Còn tiếp)