Chùa Xiêm Cán: Điểm du lịch văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer

Chùa Xiêm Cán tọa lạc tại thành phố Bạc Liêu là ngôi chùa Phật giáo Nam tông có tuổi đời gần 140 năm, mang đậm nét văn hóa và kiến trúc của đồng bào dân tộc Khmer. Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của ngôi chùa này luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách sau mỗi lần ghé thăm.

Chùa Xiêm Cán tọa lạc tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố khoảng 12km về hướng đông nam. Chùa Xiêm Cán mang đậm sắc màu Phật giáo Nam tông với dấu ấn kiến trúc độc đáo.

Chùa Xiêm Cán tọa lạc tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố khoảng 12km về hướng đông nam. Chùa Xiêm Cán mang đậm sắc màu Phật giáo Nam tông với dấu ấn kiến trúc độc đáo.

Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1887 bởi một đôi vợ chồng khá giả trong vùng cùng hơn 30 hộ gia đình khác. Thuở ban sơ chùa Xiêm Cán có tên tiếng Khmer là Komphisako, thể hiện sự uyên bác và sâu xa của trí tuệ phật pháp. Cái tên Xiêm Cán của chùa xuất phát từ tiếng Tiều (tiếng của người gốc Triều Châu, Trung Quốc, hiện đang sinh sống nhiều ở Bạc Liêu) có nghĩa là “giáp nước” bởi địa hình vùng đất này trước đây bên cạnh bãi bồi ven biển. Cho đến thời điểm hiện tại, Chùa Xiêm Cán đã trải qua 8 đời trụ trì và đã nhiều lần trùng tu, sửa chữa.

Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1887 bởi một đôi vợ chồng khá giả trong vùng cùng hơn 30 hộ gia đình khác. Thuở ban sơ chùa Xiêm Cán có tên tiếng Khmer là Komphisako, thể hiện sự uyên bác và sâu xa của trí tuệ phật pháp. Cái tên Xiêm Cán của chùa xuất phát từ tiếng Tiều (tiếng của người gốc Triều Châu, Trung Quốc, hiện đang sinh sống nhiều ở Bạc Liêu) có nghĩa là “giáp nước” bởi địa hình vùng đất này trước đây bên cạnh bãi bồi ven biển. Cho đến thời điểm hiện tại, Chùa Xiêm Cán đã trải qua 8 đời trụ trì và đã nhiều lần trùng tu, sửa chữa.

Chùa Xiêm Cán cùng với các chùa trong khu vực thuộc hệ thống chùa Khmer Nam Bộ nói chung đều mang đậm phong cách kiến trúc Angkor Khmer truyền thống. Tuy nhiên, so với những ngôi chùa khác trong khu vực, chùa Xiêm Cán vẫn mang nét đặc biệt hơn trong phong cách nghệ thuật và trong quy mô xây dựng.

Chùa Xiêm Cán cùng với các chùa trong khu vực thuộc hệ thống chùa Khmer Nam Bộ nói chung đều mang đậm phong cách kiến trúc Angkor Khmer truyền thống. Tuy nhiên, so với những ngôi chùa khác trong khu vực, chùa Xiêm Cán vẫn mang nét đặc biệt hơn trong phong cách nghệ thuật và trong quy mô xây dựng.

Chùa Xiêm Cán là một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều hạng mục được xây dựng trên diện tích gần 50.000 m2. Mỗi hạng mục của chùa đều được xây dựng, thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo trong từng chi tiết, hoa văn.

Chùa Xiêm Cán là một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều hạng mục được xây dựng trên diện tích gần 50.000 m2. Mỗi hạng mục của chùa đều được xây dựng, thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo trong từng chi tiết, hoa văn.

Suốt gần 140 năm qua, người dân trong vùng, mạnh thường quân đã chung tay đóng góp, cùng nhà chùa xây dựng, trung tu, tôn tạo để Xiêm Cán trở thành một trong những ngôi chùa Phật giáo Nam tông đẹp ở khu vực ĐBSCL.

Suốt gần 140 năm qua, người dân trong vùng, mạnh thường quân đã chung tay đóng góp, cùng nhà chùa xây dựng, trung tu, tôn tạo để Xiêm Cán trở thành một trong những ngôi chùa Phật giáo Nam tông đẹp ở khu vực ĐBSCL.

Tuy nhiên trong khuôn viên chùa vẫn còn giữ được nhiều hạng mục được xây dựng ở buổi đầu như hai tăng xá này có tuổi đời hơn 100 năm được xây dựng bằng gỗ quý, gồm sao, căm xe và lợp mái ngói.

Tuy nhiên trong khuôn viên chùa vẫn còn giữ được nhiều hạng mục được xây dựng ở buổi đầu như hai tăng xá này có tuổi đời hơn 100 năm được xây dựng bằng gỗ quý, gồm sao, căm xe và lợp mái ngói.

Chùa Xiêm Cán có sala là giảng đường, nhà hội xây mới vào năm 1997 bằng tiền của các Phật tử quyên góp. Trên sala có khắc tượng hình Xanac dắt con bạch mã đưa thái tử Sidatta qua sông tìm đường giác ngộ.

Chùa Xiêm Cán có sala là giảng đường, nhà hội xây mới vào năm 1997 bằng tiền của các Phật tử quyên góp. Trên sala có khắc tượng hình Xanac dắt con bạch mã đưa thái tử Sidatta qua sông tìm đường giác ngộ.

Trong khuôn viên chùa, cạnh chánh điện là khu tháp cốt đủ màu sắc, kiểu dáng nằm yên bình cạnh hàng cây xanh.

Trong khuôn viên chùa, cạnh chánh điện là khu tháp cốt đủ màu sắc, kiểu dáng nằm yên bình cạnh hàng cây xanh.

Chánh điện là nơi thờ Phật được xây dựng ở trung tâm chùa, trên nền cao ba cấp.

Chánh điện là nơi thờ Phật được xây dựng ở trung tâm chùa, trên nền cao ba cấp.

Bàn thờ bên trong chánh điện trang trí hoa văn, họa tiết điêu khắc phong phú và tinh xảo. Trên bệ đặt nhiều tượng Phật, gồm một tượng Phật Thích Ca lớn nhất ở giữa. Các tượng Phật khác diễn tả các thời kỳ hóa thân của Phật. Đây là nơi diễn ra các lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo quan trọng của sư sãi và đồng bào Khmer Nam bộ theo Phật giáo Nam tông.

Bàn thờ bên trong chánh điện trang trí hoa văn, họa tiết điêu khắc phong phú và tinh xảo. Trên bệ đặt nhiều tượng Phật, gồm một tượng Phật Thích Ca lớn nhất ở giữa. Các tượng Phật khác diễn tả các thời kỳ hóa thân của Phật. Đây là nơi diễn ra các lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo quan trọng của sư sãi và đồng bào Khmer Nam bộ theo Phật giáo Nam tông.

Vách và trần bên trong chánh điện được trang trí phù điêu, bích họa cầu kỳ, công phu và nhiều màu sắc. Các bích họa kể lại cuộc đời Đức Phật và trường ca Ramayana.

Vách và trần bên trong chánh điện được trang trí phù điêu, bích họa cầu kỳ, công phu và nhiều màu sắc. Các bích họa kể lại cuộc đời Đức Phật và trường ca Ramayana.

Với cách thiết kế, trang trí độc đáo, chánh điện là nơi thu hút đông đảo khách tham quan đến chiêm bái.

Với cách thiết kế, trang trí độc đáo, chánh điện là nơi thu hút đông đảo khách tham quan đến chiêm bái.

Chùa Xiêm Cán không chỉ là nơi để các sư tu học đạo đức, mà còn là Trung tâm văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.

Chùa Xiêm Cán không chỉ là nơi để các sư tu học đạo đức, mà còn là Trung tâm văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.

Nếu du khách ghé thăm chùa Xiêm Cán vào những dịp lễ hội như Chol Chnam Thmay, Sen Dolta, Kathina… sẽ được tận hưởng bầu không khí vô cùng náo nhiệt và đậm chất văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.

Nếu du khách ghé thăm chùa Xiêm Cán vào những dịp lễ hội như Chol Chnam Thmay, Sen Dolta, Kathina… sẽ được tận hưởng bầu không khí vô cùng náo nhiệt và đậm chất văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.

Du khách sẽ được dịp thưởng thức những lời ca, điệu múa của những chàng trai, cô gái Khemer.

Du khách sẽ được dịp thưởng thức những lời ca, điệu múa của những chàng trai, cô gái Khemer.

Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Xiêm Cán luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Xiêm Cán luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Vào cuối tháng 11/2022, chùa Xiêm Cán đã được công nhận là “Điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long”. Theo chuyên gia ngành du lịch, sự kiện công nhận chùa Xiêm Cán là “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL” không chỉ làm phong phú thêm sắc màu văn hóa - du lịch của địa phương mà còn tạo động lực, gợi mở cho tỉnh nhiều góc độ khai thác cũng như liên kết nơi đây với các điểm du lịch khác trên cùng cung đường.

Vào cuối tháng 11/2022, chùa Xiêm Cán đã được công nhận là “Điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long”. Theo chuyên gia ngành du lịch, sự kiện công nhận chùa Xiêm Cán là “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL” không chỉ làm phong phú thêm sắc màu văn hóa - du lịch của địa phương mà còn tạo động lực, gợi mở cho tỉnh nhiều góc độ khai thác cũng như liên kết nơi đây với các điểm du lịch khác trên cùng cung đường.

Tấn Phong/VOV-ĐBSCL

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/chua-xiem-can-diem-du-lich-van-hoa-dac-sac-cua-dong-bao-dan-toc-khmer-post1089268.vov