Chuyển dịch năng lượng và an ninh năng lượng: Hai mục tiêu có thể song hành?

Tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2025 diễn ra ở Davos, chủ đề song hành giữa chuyển đổi và an ninh năng lượng đã trở thành tâm điểm thảo luận của nhiều nhà lãnh đạo toàn cầu.

Trong những thập kỷ qua, thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Chỉ riêng năm ngoái, gần 2.000 tỷ USD đã được đầu tư vào công nghệ năng lượng sạch trên toàn cầu.

Năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng. Mặc dù nhiều chuyên gia nhận định quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ không chậm lại, nhưng các yếu tố địa kinh tế đang có nguy cơ thay đổi quá trình chuyển đổi. Với các quốc gia bao gồm Mỹ nên xem xét kỹ lưỡng giá trị kinh tế và lợi ích an ninh quốc gia của các khoản đầu tư vào năng lượng sạch, trong khi cạnh tranh địa chính trị đang định hình lại bối cảnh năng lượng toàn cầu.

Tại phiên thảo luận "Tất cả cùng hành động cho chuyển đổi năng lượng" trong khuôn khổ WEF 2025, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol và Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này.

Ông Birol đặt câu hỏi: "Điều gì quan trọngnhất: an ninh năng lượng hay chuyển đổi năng lượng? Chúng ta nên ưu tiên điều nào? Đây là một câu hỏi gây tranh cãi vì cả hai mục tiêu có thể đạt được đồng thời.

"Với các chính sách chuyển đổi năng lượng được thiết kế tốt, chúng ta có thể đảm bảo an ninh năng lượng tốt nhất, giảm giá thành, mang lại sự thịnh vượng cho người dân và tạo thêm nhiều việc làm."

Fatih Birol,Giám đốc điều hành, IEA

"Theo quan điểm của tôi, việc chống lại hai mục tiêu quan trọng này của loài người ngày nay là sai lầm. Chúng ta có thể làm cả hai, chúng ta đã làm nhiều việc như vậy trước đây trên thế giới - và điều này rất quan trọng." - ông Birol nói.

Địa chính trị và năng lượng

Đầu tuần này, ông Fatih Birol cũng đã phát biểu tại phiên thảo luận "Địa kinh tế của Năng lượng và Vật liệu", quy tụ các bộ trưởng năng lượng của Bồ Đào Nha và Nam Phi cùng các CEO từ các tập đoàn năng lượng và vật liệu.

"Có rất nhiều điều bất định," ông Birol chia sẻ với các đại biểu. "Nhưng tôi nghĩ chúng ta không nên để bản thân bị cuốn vào đó và đánh mất tầm nhìn dài hạn… Biến đổi khí hậu là thực tế. Nó đang diễn ra. Và nếu chúng ta không thay đổi chính sách, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn – đây là điều chắc chắn."

Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh rằng thách thức về an ninh năng lượng cũng là một thực tế không thể chối bỏ. Để đối phó với vấn đề này, ông Birol đã đưa ra cho hội thảo một "từ khóa quan trọng" - đa dạng hóa.

Ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, phát biểu về an ninh năng lượng tại Hội nghị thường niên 2025 ở Davos

Ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, phát biểu về an ninh năng lượng tại Hội nghị thường niên 2025 ở Davos

Đa dạng hóa – Chìa khóa cho an ninh năng lượng bền vững

Theo IEA, chuyển đổi năng lượng sạch và an ninh năng lượng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Để đảm bảo cả hai mục tiêu này, ngành năng lượng cần tập trung vào ba yếu tố quan trọng: đa dạng hóa, hiệu quả và linh hoạt. Đây là những điều kiện tiên quyết giúp vừa củng cố an ninh năng lượng, vừa thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.

Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng sự đa dạng trong các nguồn năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi quốc gia, tránh phụ thuộc quá mức vào một nguồn cung duy nhất điều có thể nhanh chóng trở thành điểm yếu trong bối cảnh địa chính trị biến động. Birol nói, trích dẫn ví dụ gần đây nhất về sự phụ thuộc nặng nề của châu Âu vào một nguồn hai năm trước.

Sự lệ thuộc quá mức vào dầu khí nhập khẩu từ Nga đã khiến Liên minh châu Âu (EU) phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng, buộc khối này phải rút ra một “bài học đắt giá”. Hiện tại, EU đang đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, đồng thời hướng đến mục tiêu dài hạn là đảm bảo an ninh năng lượng bằng cách thay thế nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu bằng năng lượng tái tạo sản xuất trong nước.

Một nghiên cứu của EU cũng nhấn mạnh rằng việc phát triển công nghệ năng lượng sạch để đáp ứng các thách thức về an ninh năng lượng sẽ là một mục tiêu quan trọng trong các nghiên cứu và đổi mới tương lai.

Hướng tới một quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và an toàn

Báo cáo mới nhất của WEF về "Thúc đẩy Chuyển đổi Năng lượng Hiệu quả" nhấn mạnh rằng mặc dù phần lớn các quốc gia đang đạt được tiến bộ trong quá trình chuyển đổi năng lượng, nhưng an ninh năng lượng vẫn đang bị thách thức bởi căng thẳng địa chính trị.

Báo cáo đưa ra một loạt khuyến nghị nhằm lấy lại đà phát triển như: an ninh năng lượng, công bằng năng lượng và tính bền vững. Để đạt được mục tiêu này, các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu cần hành động một cách quyết đoán và hợp tác chặt chẽ nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, đồng thời cân bằng cả ba yếu tố quan trọng này.

Trung tâm Năng lượng và Vật liệu của WEF, đơn vị chủ trì báo cáo, đang làm việc với các bên liên quan và ngành công nghiệp để thúc đẩy tiến trình này, hướng đến một hệ thống năng lượng vừa sạch, vừa an toàn và bền vững.

Giám đốc Điều hành IEA nhấn mạnh rằng quá trình chuyển đổi năng lượng không chỉ đơn thuần là giảm phát thải, mà còn phải đảm bảo sự thịnh vượng cho người dân và củng cố an ninh năng lượng.

"Đối với tôi, một quá trình chuyển đổi năng lượng sạch thành công là quá trình giúp hệ thống năng lượng trở nên an toàn và bền vững hơn, giúp giá năng lượng hợp lý hơn, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia khác,".

Nhấn mạnh một lần nữa, Giám đốc Điều hành IEA cho rằng, một chương trình chuyển đổi năng lượng thực sự không đối nghịch với an ninh năng lượng. Chúng hoàn toàn có thể được thực hiện cùng nhau.

Hạ Vy

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/chuyen-dich-nang-luong-va-an-ninh-nang-luong-hai-muc-tieu-co-the-song-hanh-96570.html