Chuyên gia giải mã về nguyên lý hoạt động của nỏ thần có khả năng bắn nhiều mũi tên
Nguyên lý sát thương sử dụng lực hút của trái đất có ưu việt tuyệt đối là ở cuối tầm tên tức ở khoảng cách bắn xa nhất thì mũi tên đồng Cổ Loa lại có vận tốc lớn nhất sát thương lớn nhất, trong khi cung nỏ thông thường bắn thẳng thì ở cuối tầm tên vận tốc về 0 và không nguy hiểm gì. Đây là ưu thế tuyệt đối của nỏ thần xưa giúp cha ông ta bắn chết được giặc ở khoảng cách xa nhất.
Thượng tướng AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ quốc phòng và kỹ sư Vũ Đình Thanh đưa ra luận điểm mà bất cứ ai cũng có thể kiểm chứng: Nỏ thần có thật chứng minh thành Cổ Loa đúng như sử sách đã viết tức hình ốc và rất cao. Ngược lại thành Cổ Loa rất cao là bằng chứng chứng minh sức sát thương khủng khiếp của nỏ thần, một lần bắn chết nhiều quân địch.

Nguyên lý nỏ thần hay nguyên lý bắn mũi tên đồng Cổ Loa bé tí khi mà lực của dây nỏ không thể tác động trực tiếp vào tên đồng, cần phải tách tên đồng Cổ Loa khỏi thân tên được khắc họa rõ nét trên trống đồng Ngọc Lũ và Cổ Loa
Kỹ sư Vũ Đình Thanh qua 5 năm nghiên cứu cùng thực nghiệm khẳng định, nỏ thần sát thương nhờ sức hút của trái đất với các mũi tên đồng Cổ Loa, khi các mũi tên đồng Cổ Loa bắn lên cao nhờ sức hút trái đất rơi nhanh dần đều khi đâm vào giặc có tốc độ rất nhanh và xoay quanh trục gây sát thương rất lớn. Nguyên lý này hiện đang sử dụng hàng ngày trong pháo và Kachiusa rải đinh tại Ucraina, pháo rải đinh, bom đinh lazy dog trong kháng chiến chống Mỹ, Flechette thả từ máy bay trong thế chiến I (Trong thế chiến thứ nhất Flechette hay còn gọi là phi tiêu trên không, là loại vũ khí được thả từ máy bay xuống, đặc biệt là nhắm vào bộ binh kỵ binh).

Nỏ Thần đặt trên thành Cổ Loa hình ốc cao chót vót bắn vạn tên đồng, tên đồng rơi nhanh dần đều xoay quanh trục có vận tốc lớn nhất khi đâm vào giặc ít nhất là 65m/s xuyên thủng mọi giáp sắt, trong khi tên của giặc ở cuối tầm tên không gây nguy hiểm cho quân ta
Nguyên lý sát thương sử dụng lực hút của trái đất có ưu việt tuyệt đối là ở cuối tầm tên tức ở khoảng cách bắn xa nhất thì mũi tên đồng Cổ Loa lại có vận tốc lớn nhất sát thương lớn nhất, trong khi cung nỏ thông thường bắn thẳng thì ở cuối tầm tên vận tốc về 0 và không nguy hiểm gì. Đây là ưu thế tuyệt đối của nỏ thần xưa giúp cha ông ta bắn chết được giặc ở khoảng cách xa nhất.
Như vậy đã quá rõ ràng, thành Cổ Loa phải được xây rất cao để các mũi tên đồng có năng lượng lớn, đúng như rất nhiều cuốn sử xưa mô tả, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết về thành Cổ Loa: “đắp thành ở Việt Thường, rộng nghìn trượng, cuốn tròn như hình con ốc, cho nên gọi là Loa Thành, lại có tên là thành Tư Long. Về sau này người nhà Đường gọi là thành Côn Lôn, vì thành rất cao “đây cũng là bằng chứng thành Cổ Loa rất cao tồn tại đến đời Đường tức sau năm 618.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nguyên thứ trưởng Bộ quốc phòng, Trung tướng GS.TS Nguyễn Đình Chiến, Đại tá GS.TS Lê Đình Sỹ, Đại tá GS.TS Vũ Tang Bồng, cung thủ Phạm Quang Minh và kỹ sư Vũ Đình Thanh bắn nỏ thần phục dựng
Thành Cổ Loa rất cao chứng minh cha ông ta thời kỳ đó chỉ sử dụng mũi tên đồng Cổ Loa vì từ độ cao lớn tên đồng Cổ Loa rơi nhanh dần đều sát thương mạnh trong khi tên tre gỗ từ độ cao lớn bị không khí cản lại không sát thương
Vì không giải thích được vì sao xây được thành cao, rộng nên người xưa có truyền thuyết thần Kim Quy đã giúp xây thành Cổ Loa. Với kiến thức hiện nay phần nào lý giải kỹ thuật đắp thành rất cao của người xưa chính là cách xây thành hình con ốc: Xây vòng thứ nhất rồi tấp vật liệu xây tiếp tầng nữa lên cao tới 9 tầng, càng lên cao thiết diện càng nhỏ đi và xây thành quanh co để thành đứng vững. Bằng tính toán theo ghi chép của sử sách xưa thì thành Cổ Loa hình ốc 9 vòng tức cao khoảng 90m, nếu đặt nỏ thần ở độ cao 90m rồi bắn tiếp lên cao 60m nữa thì khi rơi mũi tên đồng cùng hiệu ứng xoay quanh trục sẽ có vận tốc lên tới 65m/s tức thừa sức xuyên mọi loại giáp thời bấy giờ.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu khẳng định, nguyên lý bắn nỏ bằng ống được tái hiện hàng nghìn năm nay trong lễ hội rước nỏ thần của người dân Cổ Loa xưa đến trước Cách mạng tháng 8, được sử sách Trung Hoa ghi rõ, truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV9/CNTV đã phát cuốn phim tài liệu về cuốn sử này cùng với việc các nhà khoa học Trung Quốc phục dựng nỏ thần nhưng thất bại, chùm tên rơi ngay trước nỏ. Phim tài liệu này phát trên youtube và đã được tải về để làm bằng chứng. Giờ chúng ta phục dựng thành công nỏ thần bắn được tên đồng Cổ Loa, đăng ký độc quyền sáng chế, bắn trình diễn bất cứ lúc nào.

Kỹ sư Vũ Đình Thanh thuyết trình về nỏ thần (trong ảnh là so sánh tên đồng Cổ Loa với Flechette thả từ máy bay trong thế chiếN I) tại hội nghị sử học toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội ngày 15/06/2024
Kỹ sư Vũ Đình Thanh khẳng định, nguyên lý nỏ thần được khắc họa rõ trên trống đồng Ngọc Lũ, Cổ Loa, là cách bắn khi mà lực của dây nỏ không thể tác động trực tiếp vào mũi tên đồng Cổ Loa rất bé, cần phải có cách tách mũi tên đồng chỉ để mũi tên đồng bay tiếp. Điều này được thể hiện ở cung thủ trên trống đồng, khi bắn tên đồng Cổ Loa thì dẫm lên sợi dây giữ thân tên để tách tên có đầu giống hệt mũi tên đồng Cổ Loa mà khảo cổ tìm được. Trống đồng Ngọc Lũ, Cổ Loa có từ thời các vua Hùng, nên rõ ràng nguyên lý bắn mũi tên đồng Cổ Loa, tức nguyên lý nỏ thần đã có từ thời các vua Hùng.