Chuyện về ngôi làng mang tên Trinh Tiết

Ngôi làng Trinh Tiết (xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) nằm bình yên bên dòng sông Đáy, không chỉ là một địa danh hữu tình mà còn là biểu tượng của sự son sắt và thủy chung.

Trước đây làng có tên là Bối Lang, sau đổi tên thành làng Sêu (thuộc tỉnh Hà Tây). Ngày nay làng Sêu được đổi tên thành làng Trinh Tiết (xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Các bô lão chia sẻ về sự ra đời làng Trinh Tiết.

Sở dĩ làng có tên "Trinh Tiết" bởi tương truyền rằng: Phụ thân của Thành hoàng làng Triệu Quốc Bảo là người "xứ trong" ra đây lập nghiệp rồi xây dựng gia đình. Hai vợ chồng chung sống rất hòa thuận và hạnh phúc. Khi sinh hạ được Triệu Quốc Bảo thì bố mất, để lại cảnh mẹ góa con côi.

Mẹ của Triệu Quốc Bảo không chỉ giúp con trai trở thành vị tướng tài giúp nước mà còn khiến Nhà vua cảm động. Do vậy, Nhà vua đổi tên từ làng Sêu thành làng Trinh Tiết.

Ngôi làng Trinh Tiết nằm yên bình bên dòng sông Đáy không chỉ là một địa danh hữu tình mà còn là biểu tượng của sự son sắt và thủy chung. Câu chuyện về làng Trinh Tiết gắn liền hình ảnh người phụ nữ thủ tiết nuôi dạy con thành tài, đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ.

Cổng làng Trinh Tiết khang trang, sạch sẽ.

Cổng làng Trinh Tiết khang trang, sạch sẽ.

Theo các cụ cao niên trong làng: Trước đây, với những cô gái đi lấy chồng nơi khác, để chứng minh cho tấm lòng son sắt của mình với làng, trước khi đi lấy chồng, các cô gái tự nguyện đóng góp gạch để lát đường làng. Người đi trước làm gương cho thế hệ sau, cứ thế trở thành một quy ước, lệ làng. Trước khi xuất giá, những cô gái phải góp 200 viên gạch để xây dựng đường làng.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay làng Trinh Tiết vẫn đứng vững như một biểu tượng không chỉ của xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội mà còn của cả nước.

Ông Nguyễn Văn Vượng (76 tuổi) - Xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Vượng (76 tuổi) - Xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Văn Vượng cho biết: Hiện nay, lệ làng xưa không còn, những cô gái làng Trinh Tiết đi lấy chồng nơi khác không còn phải góp gạch xây đường làng nữa. Đường ngang ngõ dọc trong làng đang dần được cán nhựa, bê tông hóa, nhưng vẫn giữ nguyên vẹn những nét đẹp truyền thống của làng.

Hình ảnh cổng làng Trinh Tiết và con đường chuẩn bị mang tên Trinh Tiết nhìn từ trên cao.

Hình ảnh cổng làng Trinh Tiết và con đường chuẩn bị mang tên Trinh Tiết nhìn từ trên cao.

Theo Nghị quyết đặt tên và điều chỉnh độ dài phố phường, 22 tuyến đường, phố tại Hà Nội sẽ có những cái tên hoàn toàn mới.

Trong đó, tại huyện Mỹ Đức, thành phố dự định đặt tên Trinh Tiết cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường 419 tại Km63+700, cổng làng Trinh Tiết, thôn Trinh Tiết, xã Đại Hưng, đến ngã ba giao cắt đường tiếp nối phố Thọ Sơn tại ngã ba chợ Sêu. Đường Trinh Tiết dài 540m, rộng 7,5-8m.

Một số hình ảnh phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống ghi nhận tại cổng làng Trinh Tiết.

Mỗi buổi chiều các bô lão trong làng thường ra cổng làng trò chuyện và hóng mát.

Mỗi buổi chiều các bô lão trong làng thường ra cổng làng trò chuyện và hóng mát.

"Đa số người dân đồng tình, vui mừng đón nhận tên đường mới này", ông Nguyễn Văn Vượng phấn khởi cho biết.

"Đa số người dân đồng tình, vui mừng đón nhận tên đường mới này", ông Nguyễn Văn Vượng phấn khởi cho biết.

Nhìn từ trên cao con đường sắp mang tên Trinh Tiết rợp bóng cây xanh

Nhìn từ trên cao con đường sắp mang tên Trinh Tiết rợp bóng cây xanh

Tuấn Anh - Trần Trang

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/chuyen-ve-ngoi-lang-mang-ten-trinh-tiet-169240618174305817.htm