Cô gái 27 tuổi bị đột quỵ: Hồi chuông cảnh tỉnh đến giới trẻ

Một cô gái 27 tuổi ở Biên Hòa (Đồng Nai) suýt mất mạng vì đột quỵ sau thời gian dài làm việc căng thẳng và thiếu ngủ triền miên.

Cô gái này chia sẻ, cô làm nghề bán hàng online, cô thường xuyên thức trắng đêm để xử lý đơn hàng, dẫn đến kiệt sức mà không hay biết.

Cô gái không ngờ bản thân bị đột quỵ khi ở độ tuổi quá trẻ.

Cô gái không ngờ bản thân bị đột quỵ khi ở độ tuổi quá trẻ.

Vào rạng sáng 13/5, cô bất ngờ bị lạnh buốt toàn thân, chóng mặt, co cứng tay chân, mất thính giác và gần như ngất lịm.

May mắn được người thân đưa đi cấp cứu kịp thời, bác sĩ xác định cô bị thiếu máu não và suy nhược nghiêm trọng do stress. Sự việc đã khiến cô sốc, bởi không thể ngờ đột quỵ lại xảy ra ở độ tuổi còn rất trẻ như mình.

Đột quỵ không chừa ai: Hồi chuông cảnh tỉnh cho giới trẻ

Từ căn bệnh trên của cô gái, các bạn trẻ hiện nay hãy nhìn lại lối sống để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Bởi lẽ, đột quỵ – căn bệnh từng được xem là "nỗi lo của tuổi già", giờ đây đang dần trở thành mối đe dọa thực sự với cả người trẻ tuổi.

Những câu chuyện về người ở độ tuổi đôi mươi bất ngờ gục ngã vì đột quỵ không còn là điều xa lạ. Và điều đáng sợ nhất là căn bệnh này đến âm thầm, bất ngờ, và có thể cướp đi mạng sống chỉ trong vài phút nếu không được xử lý kịp thời.

Đột quỵ đang trở thành mối đe dọa với người trẻ tuổi hiện nay. Ảnh minh họa

Đột quỵ đang trở thành mối đe dọa với người trẻ tuổi hiện nay. Ảnh minh họa

Trong guồng quay của công việc, học hành, deadline và mạng xã hội, không ít người trẻ đang tự đẩy mình vào lối sống đầy rủi ro: thức khuya triền miên, uống cà phê thay nước lọc, ăn uống thất thường, ít vận động, căng thẳng kéo dài... Tất cả những thói quen tưởng chừng vô hại ấy lại là tác nhân âm thầm phá hoại sức khỏe và mở đường cho những cơn đột quỵ.

Nhiều bạn trẻ vẫn nghĩ mình khỏe, còn trẻ thì chẳng cần lo. Nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại. Các chuyên gia y tế ghi nhận tỷ lệ đột quỵ ở người dưới 40 tuổi đang gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Và khi đột quỵ xảy ra ở người trẻ, hậu quả có thể nghiêm trọng hơn do tâm lý chủ quan, không nhận diện sớm triệu chứng và cấp cứu muộn.

Đừng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm

Tê yếu nửa người, nói ngọng bất thường, chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội hoặc mất thị lực đột ngột – đó là những dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ mà nhiều người trẻ bỏ qua vì nghĩ chỉ là mệt mỏi thông thường. Trong khi đó, "thời gian vàng" để can thiệp hiệu quả thường chỉ kéo dài vài giờ.

Điều đáng tiếc là nhiều trường hợp khi đến bệnh viện đã vượt qua thời gian can thiệp tối ưu, dẫn đến các di chứng nặng nề như liệt, mất khả năng nói, thậm chí tử vong.

Chùng ta nên giữ thói quen, lối sống lành mạnh để phòng tránh đột quỵ. Ảnh minh họa

Chùng ta nên giữ thói quen, lối sống lành mạnh để phòng tránh đột quỵ. Ảnh minh họa

Sự cảnh tỉnh không chỉ đến từ những ca bệnh thương tâm mà còn từ chính cuộc sống hàng ngày. Hãy học cách lắng nghe cơ thể, ưu tiên sức khỏe và thay đổi lối sống từ những điều đơn giản:

– Ngủ đủ giấc, đúng giờ

– Ăn uống điều độ, không bỏ bữa

– Tập thể dục đều đặn

– Hạn chế stress, học cách thư giãn

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ và không bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào

Không ai có thể lường trước một cơn đột quỵ sẽ ập đến lúc nào. Nhưng nếu chúng ta sống tỉnh táo, chủ động và có ý thức chăm sóc bản thân, thì nguy cơ ấy hoàn toàn có thể giảm thiểu.

Sức khỏe không phải là thứ để đánh đổi lấy thành công hay deadline. Hãy yêu lấy cơ thể mình khi còn có thể.

Yến Nguyễn

Nguồn SaoStar: https://www.saostar.vn/sac-mau-cuoc-song/co-gai-27-tuoi-bi-dot-quy-hoi-chuong-canh-tinh-den-gioi-tre-202505151505504762.html