Cơ hội và thách thức của ứng dụng AI trong trong giáo dục

Đó là nội dung của cuộc tọa đàm thuộc khuôn khổ sự kiện 'Công nghệ và Giáo dục' do Trường Đại học Văn Lang tổ chức sáng 15.9, nhằm giới thiệu hành trình ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, nghiên cứu, vận hành và quản lý của nhà trường và cùng các chuyên gia luận bàn về chuyển đổi số trong giáo dục đại học kỷ nguyên 4.0.

Các diễn giả chính của sự kiện gồm GS. Donald Marinelli - đồng sáng lập Trung tâm Công nghệ giải trí (Đại học Carnegie Mellon), giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Arizona State, giáo sư tại Đại học Columbia; TS. John Kang - đại diện Đại học Carnegie Mellon tại châu Á; Bà Sonja Delafosse - Giám đốc Chương trình Áp dụng, Xây dựng năng lực và Bền vững cho Giáo dục của Microsoft; Ông Eklavya Bhave – đại diện của Coursera tại châu Á; Ông Lim Seng Tat - Giám đốc kinh doanh khu vực Đông Nam Á của Altair Engineering; Bà Nguyễn Hồng Minh - Giám đốc Trung tâm Phát triển đổi mới sáng tạo giáo dục; PGS-TS. Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang (VLU)...

Với chủ đề về công nghệ và giáo dục, tại sự kiện, các chuyên gia thảo luận về những tầm nhìn quan trọng trong xây dựng nền giáo dục số tại Việt Nam, chia sẻ góc nhìn từ các tổ chức công nghệ quốc tế, cập nhật xu hướng phát triển, khả năng nghiên cứu, tính ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, thúc đẩy phát triển chuyển đổi số trong cộng đồng học thuật...

Với chủ đề về công nghệ và giáo dục, tại sự kiện, các chuyên gia thảo luận về những tầm nhìn quan trọng trong xây dựng nền giáo dục số tại Việt Nam, chia sẻ góc nhìn từ các tổ chức công nghệ quốc tế, cập nhật xu hướng phát triển, khả năng nghiên cứu, tính ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, thúc đẩy phát triển chuyển đổi số trong cộng đồng học thuật...

Từ góc nhìn của các nhà khoa học và các tổ chức công nghệ hàng đầu, các tham luận Microsoft: Các xu hướng công nghệ mới trong giáo dục, Sự hội tụ của khoa học tính toán và AI cho khối ngành kỹ thuật - Ứng dụng trên hành trình chuyển đổi số trong giáo dục của Altair Engineering, tham luận của đại diện Coursera - nền tảng học trực tuyến lớn bậc nhất thế giới, đã giúp người tham dự có cơ hội cập nhật xu hướng hướng phát triển của thế giới, tiếp cận những giá trị đột phá mà công nghệ mang lại. Đối với sinh viên khối ngành Kỹ thuật - Công nghệ, các nội dung ứng dụng công nghệ trên đa nền tảng đã cổ vũ đam mê nghiên cứu, ứng dụng chuyển đổi số trong học tập, sáng tạo cho các bạn.

Ông Eklavya Bhave – đại diện của Coursera tại châu Á, trình bày tham luận tại sự kiện.

Ông Eklavya Bhave – đại diện của Coursera tại châu Á, trình bày tham luận tại sự kiện.

Đặc biệt với điểm chạm nóng bỏng nhất hiện nay về công nghệ - trí tuệ nhân tạo (AI), sự kiện đem đến nội dung tọa đàm “Cơ hội và thách thức của ứng dụng AI trong trong giáo dục", cung cấp cái nhìn đa chiều về ứng dụng AI trong giáo dục, xây dựng tài nguyên số, học thuật số trên nền tảng công nghệ thống nhất phục vụ học tập, nghiên cứu, giảng dạy và chia sẻ tri thức. Đặc biệt, điều này trở nên quan trọng trong bối cảnh xây dựng xã hội học tập suốt đời, trong đó công nghệ AI có tiềm năng tối ưu hóa trải nghiệm giáo dục.

Cũng trong sự kiện lần này, Trường VLU GS. Donald Marinelli - đồng sáng lập Trung tâm Công nghệ giải trí (ETC) tại Đại học Carnegie Mellon và Đại học Arizona State. GS. Donald Marinelli từng đến VLU vào năm 2008 để hợp tác chương trình kỹ thuật phần mềm giữa VLU và Đại học Carnegie Mellon. Lần này, GS. Donald Marinelli thực hiện bài giảng đại chúng về AI, Metaverse và Internet vạn vật, chia sẻ những góc nhìn về tiềm năng và ứng dụng.

GS. Donald Marinelli chia sẻ tham luận tại sự kiện.

GS. Donald Marinelli chia sẻ tham luận tại sự kiện.

Trong khuôn khổ sự kiện, chiều cùng ngày, VLU ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược vơíAltair Engineering; đồng thời Trường xác định hợp tác với Coursera - nền tảng học tập trực tuyến hàng đầu thế giới. Việc trở thành đối tác chiến lược với Coursera minh chứng cho sự đầu tư quyết tâm vào ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của VLU, kết nối cán bộ, giảng viên và sinh viên tiếp cận 4.000 khóa học trên nền tảng này.

Đại diện VLU nhận định chuyển đổi số hiện là xu thế tất yếu trên toàn cầu, tác động quyết định đến các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội của các nước trên thế giới. Việt Nam - đất nước 100 triệu dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế số hàng đầu khu vực có tiềm năng lớn để thực hiện khát vọng hùng cường sau “cú huých trăm năm” Covid-19. Trong lĩnh vực giáo dục, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu để trang bị năng lực thích nghi mới cho lực lượng lao động của tương lai trong bối cảnh thế giới số hóa và toàn cầu hóa. Không đứng ngoài dòng chảy chung của quốc gia trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, VLU được biết đến là một trong những trường đại học tiên phong áp dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực giáo dục.

Tại sự kiện, PGS-TS. Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng VLU, chia sẻ về hành trình chuyển đổi số của VLU - một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển của Nhà trường. Năm 2021, Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam đồng ý đề xuất thí điểm xây dựng VLU thành đại học số. Ứng dụng công nghệ đã, đang và sẽ hiện diện trong hầu hết hoạt động đào tạo, nghiên cứu, quản lý - vận hành và phát triển đội ngũ của Nhà trường.

PGS-TS. Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang, chia sẻ tại sự kiện.

PGS-TS. Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang, chia sẻ tại sự kiện.

Bà Mỹ Diệu cho biết, với VLU, mong muốn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong đào tạo đã được hiện thực hóa bước đầu ở những năm trước đại dịch Covid-19 qua hợp tác đào tạo với Đại học Carnegie Mellon (đại học hàng đầu thế giới về Khoa học Máy tính), triển khai các khóa học trên Moddle; sau đó ứng dụng đồng bộ học trực tuyến trên MS Teams và E-learning trong thời gian đại dịch. Giờ đây, trong hơn hai năm qua, VLU đã bước đầu thiết lập một nền tảng trên cơ sở số hóa cho công tác quản lý vận hành với CRM, ERP, bộ công cụ Microsoft office 365..., tiếp tục hoàn thiện LMS và đẩy mạnh tích hợp công nghệ trong quá trình đào tạo của 7 khối ngành Kỹ thuật & Công nghệ, Thiết kế & Nghệ thuật, Kiến trúc, Du lịch, Luật - Xã hội nhân văn - Truyền thông, Kinh doanh & Quản lý, Khoa học Sức khỏe.

Tại sự kiện “Công nghệ và Giáo dục”, đại diện khối sức khỏe của VLU, TS-BS. Trần Ngọc Quảng Phi - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, cũng có báo cáo những kết quả chuyển đổi số trong đào tạo nha khoa kỹ thuật số, với những thay đổi về công nghệ và kỹ thuật trong các hoạt động đào tạo. Ông Phi cho biết Khoa Răng Hàm Mặt VLU là trường đại học duy nhất hiện nay tại Việt Nam sở hữu dàn thiết bị nha khoa kỹ thuật số hiện đại hàng đầu và các thiết bị Prime Scan tích hợp công nghệ AI tiên tiến.

Trà My

Nguồn Người Đô Thị: https://nguoidothi.net.vn/co-hoi-va-thach-thuc-cua-ung-dung-ai-trong-trong-giao-duc-40987.html