Con gái mắc bệnh tiểu đường cặm cụi làm công nhân kiếm tiền cho mẹ chạy thận
Bà Lang chỉ vào mặt mình, nói: 'Người nào không biết tưởng tôi béo, nhưng thực ra là bị phù đấy. Bệnh tiểu đường biến chứng sang suy thận, tim và gan hết rồi'.
Căn nhà trọ của gia đình bà Nguyễn Thị Thu Lang (SN 1972) nằm sâu hút trong con hẻm ở phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM. Bên trong khá chật chội, không khí toát ra mùi ngai ngái của người bị bệnh lâu năm.
Bà Lang thường ngồi trên chiếc võng, cũng là chỗ ngủ của bà vào ban đêm. Hai tay chằng chịt vết sẹo do đặt ống chạy thận và kim truyền, làn da sạm có nhiều nốt sần khiến người lạ ái ngại khi gần bà. Bên chân trái đã bị cắt qua mắt cá, ngón tay cái bên phải của bà Lang cũng bị cụt 1 ngón.
Người phụ nữ 52 tuổi cho biết, bản thân phát hiện bệnh tiểu đường từ sau khi sinh con gái đầu lòng năm 1999, uống thuốc cầm cự hơn 10 năm thì biến chứng sang suy thận mạn giai đoạn cuối. Đến nay, bà đã chạy thận nhân tạo gần 15 năm.
“Trong lần tôi nhập viện chạy thận cấp cứu, do không có tiền, chồng tôi phải viết giấy cam kết với bệnh viện để được điều trị trước. Sau đó bán căn nhà nhỏ được khoảng 200 triệu đồng, vừa trả nợ, vừa chạy chữa cho tôi nên hết lâu rồi”, bà Lang giãi bày.
Suốt hành trình chữa bệnh, dù có bảo hiểm y tế hỗ trợ 80-100% nhưng bà vẫn phải chi trả những loại thuốc hay vật dụng ngoài danh mục như dây chạy thận, khoảng 3 triệu đồng/tháng. Gương mặt sưng phù, người không biết lại tưởng bà mập mạp. Thực ra, bệnh của bà Lang đã biến chứng suy đa tạng: thận, gan, tim.
“Giờ tôi ngồi đây nói chuyện vậy thôi nhưng có thể lên cơn mệt bất cứ lúc nào. Nhiều khi đang chạy thận mà phải ngưng giữa chừng để thở”, bà cho hay.
Đã bệnh tật, bà càng đau lòng khi con gái duy nhất là chị Tô Thanh Trúc, mới 25 tuổi đã bị bệnh tiểu đường di truyền từ mẹ.
Hơn 10 năm nay, bà Lang không còn đi làm được nữa, ngay cả sinh hoạt cá nhân đôi khi cũng phải phụ thuộc vào chồng. Lúc còn khỏe, ông Tô Văn Giai (SN 1953) đi phụ hồ. Mấy năm nay ông xin làm bảo vệ khu phố, lương khoảng 2 triệu đồng, tuy nhiên do tuổi cao, sức yếu nên mới đây ông nghỉ hẳn. Kinh tế trong nhà phụ thuộc hết vào con gái.
Chị Trúc đang làm công nhân may mặc. Do sức khỏe yếu nên công việc không ổn định, thu nhập chỉ khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Dù có thêm khoản trợ cấp hơn 700 nghìn đồng của bà Lang nhưng chẳng tháng nào họ đủ tiền xoay xở.
Người thân, hàng xóm thỉnh thoảng cho họ 100 - 200 nghìn đồng, hoặc vài cân gạo, mớ rau, con cá… nhưng không giúp được chi phí điều trị bệnh lâu dài. Để tiết kiệm, bà Lang xin lại chiếc xe lăn từ gia đình có người bệnh mới mất. Mỗi lần bà đi chạy thận, ông Giai đẩy bộ quãng đường khoảng 1km.
Khi không còn cách nào lo liệu tiếp, bà cầu cứu đến Báo VietNamNet như một tấm phao cứu sinh. Mong sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái nâng đỡ gia đình, để con gái bệnh tật của bà được vơi bớt gánh nặng kinh tế.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bà Nguyễn Thị Thu Lang hoặc ông Tô Văn Giai;
Địa chỉ ở trọ: 449/6/119 đường Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM;
SĐT: 0977776317 hoặc 0962907785.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2024.338 (Bà Nguyễn Thị Thu Lang)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148.
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081