Thuốc điều trị bệnh Lyme

Lyme là một bệnh truyền nhiễm, nếu không được điều trị, có thể tiến triển thành lan tỏa với các biểu hiện về thần kinh, tim, khớp… gây hại cho sức khỏe.

1. Triệu chứng của bệnh Lyme

Lyme là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Borrelia burgdorferi gây ra và lây truyền qua vết đốt của bọ ve. Bệnh có đặc điểm phân bố rộng, lây lan nhanh và biểu hiện phức tạp.

Nội dung

1. Triệu chứng của bệnh Lyme

2. Thuốc điều trị bệnh Lyme

2.1 Thuốc kháng sinh

2.2 Thuốc điều trị hỗ trợ

4. Phòng ngừa bệnh Lyme

Bệnh có thể được chia thành 3 giai đoạn: Nhiễm trùng cục bộ, nhiễm trùng lan rộng sớm và nhiễm trùng dai dẳng muộn. Các triệu chứng của từng giai đoạn có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh Lyme xuất hiện từ 3 đến 30 ngày sau khi bị bọ ve nhiễm trùng cắn. Các triệu chứng có thể bao gồm:

Phát ban đỏ
Sốt
Ớn lạnh
Đau đầu
Mệt mỏi
Đau cơ và khớp
Sưng hạch bạch huyết

Nếu nhiễm trùng không được điều trị, có thể lan đến khớp, tim và hệ thần kinh. Các triệu chứng có thể bao gồm:

Đau đầu dữ dội
Cứng cổ
Liệt mặt, là tình trạng yếu cơ mặt, khiến một hoặc cả hai bên mặt bị chảy xệ.
Viêm khớp
Nhịp tim không đều
Chóng mặt, khó thở
Viêm não và tủy sống
Đau dây thần kinh, đau dữ dội, tê hoặc ngứa ran ở tay hoặc chân

Bệnh Lyme là một bệnh truyền nhiễm toàn thân, lây truyền qua vết đốt của bọ ve.

Bệnh Lyme là một bệnh truyền nhiễm toàn thân, lây truyền qua vết đốt của bọ ve.

2. Thuốc điều trị bệnh Lyme

2.1 Thuốc kháng sinh

Chẩn đoán sớm bệnh Lyme và điều trị bằng kháng sinh thích hợp có thể ngăn ngừa hiệu quả sự tiến triển của bệnh. Tùy thuộc vào diễn biến, biểu hiện lâm sàng của bệnh mà chọn loại thuốc, liều lượng, đường dùng và đợt dùng kháng sinh được sử dụng khác nhau. Kế hoạch điều trị cần được điều chỉnh cho phù hợp theo độ tuổi của bệnh nhân, tiền sử bệnh, tình trạng thể chất, mang thai, dị ứng…

Thông thường, các thuốc kháng sinh như doxycycline, ceftriaxone, amoxicillin, cefuroxime... được sử dụng. Lưu ý, nên tránh dùng doxycycline ở trẻ em dưới 8 tuổi và phụ nữ mang thai mắc bệnh Lyme. Nên lựa chọn kháng sinh đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch tùy theo khả năng thích ứng và mức độ nghiêm trọng của các nhóm tuổi khác nhau. Quá trình điều trị thường là 10 đến 28 ngày.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh Lyme lan tỏa sớm bị liệt dây thần kinh mặt (và những người không có bất thường về dịch não tủy -CSF), nên dùng kháng sinh đường uống để điều trị các tổn thương cục bộ sớm. Quá trình điều trị thông thường là 14 đến 28 ngày.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh Lyme tiến triển có biểu hiện thần kinh, nên điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch như cefotaxime, ceftriaxone hoặc penicillin G. Một đợt điều trị thường là 28 ngày.

Khi có liên quan đến tim, như bệnh nhân bị ngất, khó thở hoặc đau ngực, bệnh nhân bị block nhĩ thất độ 2, thuốc kháng sinh cần được sử dụng dưới sự theo dõi điện tâm đồ (ECG) và phải lắp máy điều hòa nhịp tim tạm thời nếu cần thiết.

Lưu ý khi dùng thuốc:Khi dùng thuốc kháng sinh cần dùng đúng liều, đủ liệu trình điều trị, không được tự ý giảm liều hay/hoặc bỏ thuốc khi triệu chứng thuyên giảm. Nếu gặp tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử lý đúng cách, kịp thời.

Chẩn đoán sớm bệnh Lyme và điều trị bằng kháng sinh thích hợp có thể ngăn ngừa hiệu quả sự tiến triển của bệnh.

Chẩn đoán sớm bệnh Lyme và điều trị bằng kháng sinh thích hợp có thể ngăn ngừa hiệu quả sự tiến triển của bệnh.

2.2 Thuốc điều trị hỗ trợ

- Thuốc hạ sốt, giảm đau có thể dùng cho bệnh nhân sốt, đau da.

- Chống viêm corticoid:Trong quá trình điều trị chống nhiễm trùng, bệnh nhân có thể có các triệu chứng nặng hơn thoáng qua, vì vậy đối với những bệnh nhân mới điều trị và những người bị viêm cơ tim và chức năng tim với các tổn thương tim như thiểu năng tim, nên theo dõi điện tâm đồ và điều trị thích hợp bằng corticoid (prednisone, 40-60 mg/ngày) và giảm dần liều sau khi tình trạng bệnh thuyên giảm.

Hầu hết những người mắc bệnh Lyme đều hồi phục sau 2 đến 4 tuần điều trị. Một số ít bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng dai dẳng hơn 6 tháng sau khi kết thúc điều trị, bao gồm đau, mệt mỏi... Tình trạng này được gọi là hội chứng bệnh Lyme sau điều trị (PTLDS). Nguyên nhân của PTLDS hiện chưa rõ ràng và chưa có phương pháp điều trị nào được xác nhận.

4. Phòng ngừa bệnh Lyme

Tránh hoặc hạn chế tiếp cận những khu vực có mật độ bọ ve cao để giảm khả năng bị bọ ve cắn. Nếu không thể tránh tiếp xúc với vùng bị nhiễm bệnh, nên mặc quần áo bảo hộ.

Khi phát hiện vết bọ ve cắn trên da, trước tiên hãy rửa vùng có bọ ve bằng nước thật sạch rồi bôi thuốc mỡ chống nhiễm trùng lên vùng bị ảnh hưởng. Đồng thời, quan sát kỹ xem có còn sót lại thành phần bọ ve nào trên da vùng bị cắn hay không.

Trong vòng 1 tháng, cần quan sát chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Nếu có tổn thương da ở vết cắn hoặc tổn thương hệ thần kinh, tim hoặc khớp, hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức để đánh giá khả năng mắc bệnh do ve truyền.

Mời xem thêm video được quan tâm:

Nguy hiểm bệnh truyền nhiễm rubella, điều trị bệnh như thế nào | SKĐS

DS. Nguyễn Quốc Hòa

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dieu-tri-benh-lyme-169241127111946882.htm