Trước số lượng lớn tàu ngầm Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, sự sợ hãi đã khiển phương Tây phải nghĩ ra đủ mọi biện pháp, cho dù khá kỳ lạ, để phát hiện chúng.
Thậm chí một vài ý tưởng kỳ lạ này vẫn được sử dụng hạn chế cho đến ngày nay. Tạp chí National Interest của Mỹ vừa có một bài viết về chủ đề trên.
Tác giả Steve W Paint đã trích dẫn về một hệ thống dày đặc các cảm biết dưới nước làm ví dụ. Những khí tài trên nằm rải rác khắp vùng biển, cho phép Mỹ lắng nghe tiếng ồn động cơ của bất kỳ tàu ngầm nào.
Vào đầu cuộc khủng hoảng Caribe, Liên Xô có hơn ba trăm tàu ngầm diesel và một số tàu ngầm hạt nhân trong biên chế, do đó kiểm soát hầu hết các đại dương trên thế giới.
Không có cách nào để NATO và Mỹ theo dõi số lượng khổng lồ trên. Điều duy nhất mà Washington có thể nghĩ ra là đồng loạt tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vào tất cả các căn cứ tàu ngầm của Liên Xô, điều tất nhiên là không thể chấp nhận được.
Những đồng minh, cả khi cùng nhau phối hợp và hoạt động riêng lẻ, đều tỏ ra bất lực trong việc tìm cách tổ chức săn tìm tàu ngầm Liên Xô và họ cân nhắc bất kỳ ý tưởng nào có thể tăng tốc độ phát hiện tàu ngầm.
Thật bất ngờ, chuyên gia Weints viết, một kỹ sư đến từ Canada đã gợi ý về lối thoát giúp Mỹ giải quyết bài toán hóc búa này, nhưng chưa rõ vì sao tên của anh ta không được tiết lộ.
Vị kỹ sự nói trên gợi ý rằng có thể thả một số máy phát nhiễu từ nhất định tại vị trí dự đoán sẽ có hoạt động của tàu ngầm, những thiết bị này bám vào thân tàu phát ra tiếng ồn, điều này giúp phát hiện ra vị trí của tàu trong tương lai.
Các thiết bị này đơn giản và rẻ tiền, dễ lắp đặt, nhưng chúng không thể tháo rời dưới nước, tàu ngầm một khi bị bám dính sẽ buộc phải mang theo khí tài trinh sát trong suốt chuyến hải trình của mình và chỉ gỡ được khi về cảng.
Ý tưởng nói trên đã được thử nghiệm vào năm 1962 trên một tàu ngầm của Anh. Trong cuộc tập trận chung được tổ chức, một phi công người Canada khi bay qua vị trí lặn dự định của con tàu đã thả toàn bộ cụm máy phát tiếng ồn.
Thử nghiệm đã thành công - tiếng ồn mà thiết bị tạo ra khiến hải quân NATO có thể theo dõi vị trí của tàu ngầm Liên Xô cả ngày.
Các máy tạo tiếng ồn đã lọt vào tất cả những lỗ hở công nghệ của thân tàu và không thể loại bỏ chúng một cách dễ dàng. Thủy thủ đoàn đã phải cập cảng và nỗ lực trong nhiều ngày để làm sạch.
Chuyên gia Weints tuyên bố rằng phương pháp này sau đó đã được thử nghiệm trên các tàu ngầm của Liên Xô. Một số tàu ngầm đã vướng thiết bị, chúng cảm thấy bối rối bởi tiếng ồn rất lớn và buộc phải quay trở lại căn cứ.
Tuy nhiên cả Hải quân Mỹ và NATO đều không áp dụng trên diện rộng phương pháp này. Để rải các máy tạo tiếng ồn vào khu vực đã định, cho dù đã khoanh vùng, vẫn cần quá nhiều khí tài.
Một số lượng lớn các thiết bị này chìm xuống biển vô ích. Do đó NATO nhanh chóng từ bỏ phương pháp tưởng chừng như rất hiệu quả này.
Bạch Dương