Cụm di tích thờ 3 vị vua nhà Nguyễn bây giờ ra sao?

Sau 6 năm trùng tu, cụm di tích An Lăng - nơi thờ phụng, an nghỉ của vua Dục Đức nhà Nguyễn mở cửa đón khách tham quan. Đây cũng là nơi thờ, an nghỉ của 2 vị vua yêu nước Thành Thái, Duy Tân.

Di tích An Lăng (Huế) sau trùng tu, tôn tạo.

Cụm công trình di tích An Lăng nằm trên đường Duy Tân, phường An Cựu, TP. Huế.

Cụm công trình di tích An Lăng nằm trên đường Duy Tân, phường An Cựu, TP. Huế.

Cổng chính vào khu di tích An Lăng.

Cổng chính vào khu di tích An Lăng.

Đây là nơi an nghỉ của vua Dục Đức và Từ Minh Huệ hoàng hậu.

Đây là nơi an nghỉ của vua Dục Đức và Từ Minh Huệ hoàng hậu.

Khu lăng mộ được vua Thành Thái (con vua Dục Đức) sau khi lên ngôi đã ra chiếu chỉ xây dựng vào năm 1899.

Khu lăng mộ được vua Thành Thái (con vua Dục Đức) sau khi lên ngôi đã ra chiếu chỉ xây dựng vào năm 1899.

So với những khu sơn lăng khác của các vị vua triều Nguyễn, quy mô của di tích An Lăng khá khiêm tốn, với diện tích khoảng 6ha, nằm ở khu vực hạ nguồn sông Hương.

So với những khu sơn lăng khác của các vị vua triều Nguyễn, quy mô của di tích An Lăng khá khiêm tốn, với diện tích khoảng 6ha, nằm ở khu vực hạ nguồn sông Hương.

Di tích An Lăng gồm hai khu vực là điện Long Ân (nơi thờ nhà vua và tổ chức các nghi lễ giỗ chạp) và khu lăng mộ vua Dục Đức.

Di tích An Lăng gồm hai khu vực là điện Long Ân (nơi thờ nhà vua và tổ chức các nghi lễ giỗ chạp) và khu lăng mộ vua Dục Đức.

Bên trong di tích An Lăng còn có mộ phần của 2 vị vua yêu nước là Thành Thái và Duy Tân.

Bên trong di tích An Lăng còn có mộ phần của 2 vị vua yêu nước là Thành Thái và Duy Tân.

Do những biến thiên của lịch sử, ảnh hưởng chiến tranh, thời gian, khu An Lăng bị người dân lấn chiếm làm nơi ở, sinh sống từ hàng chục năm qua. Công trình di tích cũng xuống cấp nghiêm trọng.

Do những biến thiên của lịch sử, ảnh hưởng chiến tranh, thời gian, khu An Lăng bị người dân lấn chiếm làm nơi ở, sinh sống từ hàng chục năm qua. Công trình di tích cũng xuống cấp nghiêm trọng.

Để phục hồi, phát huy giá trị di tích An Lăng, các công trình nơi đây đã được khởi công trùng tu vào năm 2018, với tổng trị giá đầu tư 40 tỷ đồng.

Để phục hồi, phát huy giá trị di tích An Lăng, các công trình nơi đây đã được khởi công trùng tu vào năm 2018, với tổng trị giá đầu tư 40 tỷ đồng.

Trong đó, khu vực điện Long Ân với diện tích 557m2 được hạ giải toàn phần để phục vụ trùng tu từ hệ thống nền móng đến gia cố, bảo toàn tối đa hệ khung, hệ mái và các cấu kiện gỗ của ngôi điện...

Trong đó, khu vực điện Long Ân với diện tích 557m2 được hạ giải toàn phần để phục vụ trùng tu từ hệ thống nền móng đến gia cố, bảo toàn tối đa hệ khung, hệ mái và các cấu kiện gỗ của ngôi điện...

Kết cấu gỗ bên trong điện Long Ân.

Kết cấu gỗ bên trong điện Long Ân.

Bờ mái điện Long Ân.

Bờ mái điện Long Ân.

Bậc thềm đá và vật trang trí phía trước điện Long Ân.

Bậc thềm đá và vật trang trí phía trước điện Long Ân.

Các công trình kiến trúc tại khu vực di tích An Lăng sau khi trùng tu.

Các công trình kiến trúc tại khu vực di tích An Lăng sau khi trùng tu.

Vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế mở cửa cụm di tích An Lăng đón khách tham quan, sau khi công trình hoàn thành trùng tu.

Vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế mở cửa cụm di tích An Lăng đón khách tham quan, sau khi công trình hoàn thành trùng tu.

Trước mắt, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện miễn phí vé tham quan.

Trước mắt, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện miễn phí vé tham quan.

Theo lãnh đạo Trung tâm, sau khi phương án thu phí tham quan được HĐND tỉnh thông qua, đơn vị sẽ triển khai bán vé đối với du khách khi vào cổng di tích.

Theo lãnh đạo Trung tâm, sau khi phương án thu phí tham quan được HĐND tỉnh thông qua, đơn vị sẽ triển khai bán vé đối với du khách khi vào cổng di tích.

Ngọc Văn - Thế Nghĩa

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/cum-di-tich-tho-3-vi-vua-nha-nguyen-bay-gio-ra-sao-post1661128.tpo