Cuốn sách tôi chọn: 'Văn học dân gian Việt Nam sau 1986'

Diện mạo nền văn học của mỗi dân tộc, đứng về đại thể có thể chia làm hai khu vực lớn: Văn học dân gian và văn học thành văn. Hai dòng chảy này vừa phát triển song song vừa tương hỗ cho nhau, mỗi dòng chảy mang trong mình đặc điểm, phong cách riêng biệt.

Và văn học dân gian giai đoạn sau 1986 còn có sự hỗ trợ mạnh mẽ của internet và mạng xã hội, giúp cho các tác phẩm dễ dàng đến với công chúng, lan tỏa mạnh mẽ và trau chuốt, chỉnh sửa kịp thời để chất lượng được gia tăng. Đó là một trong những điểm hấp dẫn trong cuốn sách “Văn học dân gian Việt Nam sau 1986” của PGS Trần Thị Trâm, Nhà xuất bản Văn học ấn hành. Chia sẻ sau đây của nhà văn Phùng Văn Khai sẽ cho bạn độc thấy được bức tranh toàn cảnh đầy thú vị về sự phát triển của dòng văn học này trong giai đoạn hiện đại và đương đại, qua đó khẳng định sức sống mãnh liệt của văn học dân gian người Việt.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình!

Thực hiện : Việt Hòa – Đức Minh

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/cuon-sach-toi-chon-van-hoc-dan-gian-viet-nam-sau-1986