Đặc sắc Lễ hội cầu ngư Lộ Diêu (Bình Định)

Từ ngày 20 - 23/6, thôn Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) tưng bừng tổ chức Lễ hội cầu ngư Vạn Lộ Diêu. Đây là lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng cư dân miền biển, nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tàu thuyền ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá.

Từ sáng sớm, người dân đã đổ về Di tích tàu không số chờ đoàn tàu thực hiện nghi lễ Nghinh Ông Nam Hải, rước Ông về Nhập điện.

Từ sáng sớm, người dân đã đổ về Di tích tàu không số chờ đoàn tàu thực hiện nghi lễ Nghinh Ông Nam Hải, rước Ông về Nhập điện.

Phần lễ trang trọng với các nghi thức truyền thống như lễ Nghinh Ông ngoài biển, lễ Nhập điện, hát Bả trạo và lễ Nghinh cô hồn.

Các nghi thức này thể hiện lòng tôn kính của dân làng với các vị thần linh, cầu mong sự che chở và phù hộ cho cộng đồng.

Các nghi thức này thể hiện lòng tôn kính của dân làng với các vị thần linh, cầu mong sự che chở và phù hộ cho cộng đồng.

Lễ Nghinh cô hồn thể hiện sự trân trọng đối với những người đã khuất là một nghi thức đặc biệt của Vạn Lộ Diêu.

Lễ Nghinh cô hồn thể hiện sự trân trọng đối với những người đã khuất là một nghi thức đặc biệt của Vạn Lộ Diêu.

Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như bơi thúng, lắc thúng, đá bóng, bắt vịt, nhảy bao bố... Đặc biệt, vào ban đêm, có biểu diễn các vở tuồng truyền thống đặc sắc, một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bả trạo là nét đặc sắc trong Lễ hội cầu ngư thể hiện cảnh sinh hoạt, lao động của ngư dân.

Bả trạo là nét đặc sắc trong Lễ hội cầu ngư thể hiện cảnh sinh hoạt, lao động của ngư dân.

Lễ hội cầu ngư Vạn Lộ Diêu không chỉ là dịp để người dân cầu mong một năm mới bình an, may mắn mà còn là cơ hội để bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng cư dân làng chài Vạn là vô cùng cần thiết. Lễ hội góp phần nâng cao ý thức gìn giữ di sản văn hóa cho thế hệ mai sau, đồng thời khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu và phát triển.

Đội bả trạo thường từ 8 đến 16 người, có nơi 12 đến 18 người, trang phục theo lối nghi lễ cổ và 3 vị chỉ huy gồm: tổng mũi, tổng khoan (tổng trung) và tổng lái.

Đội bả trạo thường từ 8 đến 16 người, có nơi 12 đến 18 người, trang phục theo lối nghi lễ cổ và 3 vị chỉ huy gồm: tổng mũi, tổng khoan (tổng trung) và tổng lái.

Kết thúc phần lễ, người dân sẽ tham gia phần hội với nhiều hoạt động đặc sắc.

Kết thúc phần lễ, người dân sẽ tham gia phần hội với nhiều hoạt động đặc sắc.

Phần hội giúp người tham gia tạm quên đi những âu lo, hết mình trong các điệu múa, câu hò, trò chơi dân gian…, từ đó có đời sống tinh thần tích cực, sảng khoái hơn.

Phần hội giúp người tham gia tạm quên đi những âu lo, hết mình trong các điệu múa, câu hò, trò chơi dân gian…, từ đó có đời sống tinh thần tích cực, sảng khoái hơn.

Di tích tàu không số ở giữa Lộ Diêu, Bình Định.

Di tích tàu không số ở giữa Lộ Diêu, Bình Định.

Chùm ảnh: Văn Việt

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/dac-sac-le-hoi-cau-ngu-lo-dieu-binh-dinh-20240621195851234.htm