Đặc sắc lễ rước 'ông lợn' tại xã La Phù

Tối 10-2 (13 tháng Giêng Ất Tỵ), 17 'ông lợn' nặng trên, dưới 200kg được người dân 11 thôn ở xã La Phù (huyện Hoài Đức) rước tới đình để tế Thành hoàng làng La Phù - di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Đây là lễ hội mang nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân địa phương.

Lễ hội được tổ chức vào đêm 13 tháng Giêng hằng năm, nhằm tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang (thời Hùng Vương thứ 18, đứng đầu Nhà nước Văn Lang là đức vua Duệ Vương), đã có công đánh giặc giữ nước.

Chủ tịch UBND xã La Phù Nguyễn Duy Giang cho biết, Lễ hội truyền thống xã La Phù là sự kiện văn hóa quan trọng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của UBND huyện Hoài Đức và Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã La Phù đối với những nỗ lực, đóng góp của nhân dân xã trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống. Lễ hội cũng nhằm tôn vinh cụm di tích đình và chùa Trung Hưng - di tích gắn liền và phản ảnh sinh động nhiều chiến công oai hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Tại lễ hội có nghi thức rước kiệu "ông lợn". Lợn được chọn và chăm nuôi trước một năm. Ngày diễn ra hội rước, các "ông lợn" được tắm rửa sạch sẽ rồi mới làm thịt. Phần thân được đặt lên kiệu và trang trí thật đẹp, nội tạng được xếp gọn vào một chiếc mâm ở bên dưới.

"Ông lợn" do đình ông Tạ Tương Hải (thôn Tiền Phong 1, xã La Phù) nuôi nặng 167kg móc hàm, chuẩn bị được rước ra đình. Ảnh: Ánh Dương

"Ông lợn" do đình ông Tạ Tương Hải (thôn Tiền Phong 1, xã La Phù) nuôi nặng 167kg móc hàm, chuẩn bị được rước ra đình. Ảnh: Ánh Dương

Người dân thôn Tiền Phong 1 tấu nhạc chuẩn bị rước "ông lợn" ra đình. Ảnh: Ánh Dương

Người dân thôn Tiền Phong 1 tấu nhạc chuẩn bị rước "ông lợn" ra đình. Ảnh: Ánh Dương

Theo Trưởng thôn Tiền Phong 1, xã La Phù Nguyễn Công Hưng, hộ được lựa chọn nuôi lợn, phải có nhà cửa cao ráo, sạch sẽ, gia đình không có tang sự. Chủ nhà chọn lợn dáng đẹp, đuôi dài và nuôi lợn phải mắc màn quanh năm cho lợn ngủ. Lợn ăn gạo, cám, trứng, rau sạch... Riêng trong tháng Chạp, 17 hộ đăng cai tu lễ phải mang gạo nếp đưa cho hộ nuôi để nấu cháo cho lợn ăn. Để chuẩn bị cho lễ rước, lãnh đạo thôn cùng gia đình đăng cai tu lễ đến điểm nuôi làm lễ xin "ông lợn", chở về nhà đăng cai.

Người dân thôn Đấu Tranh sửa soạn, chỉnh trang kiệu lễ để rước "ông lợn" ra đình. Ảnh: Ánh Dương

Người dân thôn Đấu Tranh sửa soạn, chỉnh trang kiệu lễ để rước "ông lợn" ra đình. Ảnh: Ánh Dương

Lợn sau khi được vệ sinh sạch, bóc mỡ vùng tạo thành khăn choàng, sử dụng khoảng 20kg đá khô lạnh, đặt trong bụng lợn để bảo quản. Lợn được cho lên kiệu, trang trí đẹp để thể hiện lòng thành của người dân địa phương dâng lên Đức Thành hoàng làng.

Từ 17h-17h30, các thôn rước kiệu "ông lợn" từ nhà đăng cai tu lễ đến sân đình. Đến 21h, mỗi "ông lợn" sẽ được các thanh niên khỏe mạnh, chưa lấy vợ, độ tuổi dưới 20, rước vào đình để thực hiện nghi thức tế lễ, trong đó có 6 "ông lợn" đẹp nhất được chọn đưa vào cung. Nghi thức tế được thực hiện từ đêm 13 tháng Giêng đến 2-3h sáng 14 tháng Giêng, sau đó hạ lễ, đưa lợn về nhà đăng cai để chia lộc cho các hộ ở mỗi thôn.

Một số hình ảnh tại lễ hội:

Các thôn, xóm múa, rước kiệu lợn. Ảnh: Ánh Dương

Các thôn, xóm múa, rước kiệu lợn. Ảnh: Ánh Dương

Mỗi "ông lợn" nặng trên dưới 200kg nên người khiêng vác phải là những thanh niên trai tráng trẻ, khỏe trong làng. Ảnh: Ánh Dương

Mỗi "ông lợn" nặng trên dưới 200kg nên người khiêng vác phải là những thanh niên trai tráng trẻ, khỏe trong làng. Ảnh: Ánh Dương

Hàng nghìn người dân địa phương và du khách đổ về xã La Phù xem lễ rước "ông lợn". Ảnh: Ánh Dương

Hàng nghìn người dân địa phương và du khách đổ về xã La Phù xem lễ rước "ông lợn". Ảnh: Ánh Dương

Những "ông lợn" đẹp nhất được đưa vào gian chính của đình làm lễ dâng tế. Ảnh: Ánh Dương

Những "ông lợn" đẹp nhất được đưa vào gian chính của đình làm lễ dâng tế. Ảnh: Ánh Dương

Múa trống ở sân đình trước khi đưa "ông lợn vào làm lễ tế. Video: Ánh Dương

Ánh Dương

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/dac-sac-le-ruoc-ong-lon-tai-xa-la-phu-692844.html