Đại gia ngành Dược Ngô Chí Dũng kinh doanh đình đám nhưng lợi nhuận thấp khó tin?
Các doanh nghiệp hạt nhân trong hệ sinh thái dược phẩm của ông Ngô Chí Dũng ghi nhận doanh thu tăng vọt trong những năm gần đây. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng, lợi ròng của những doanh nghiệp này lại thấp đến khó tin.
Cái tên "Ngô Chí Dũng" có lẽ không tạo ra nhiều ấn tượng với những người tiêu dùng, nhưng với những người trong ngành dược phẩm, y tế, vị doanh nhân sinh năm 1974 này là một trong những người thành công nhất.
Nguồn tin của Nhadautu cho biết, ông giữ vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của một loạt doanh nghiệp tên tuổi trên thị trường, như Công ty Cổ phần Dược phẩm Eco (Eco Pharma) - doanh nghiệp sở hữu chuỗi nhà thuốc đầu tiên tại Việt Nam đạt đủ 3 tiêu chuẩn WHO-GSP, GDP và GPP (Eco Pharmacy); Bệnh viện Tâm Anh hay Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC) - một trong những doanh nghiệp tiêm chủng vaccine có quy mô lớn nhất cả nước.
Trước đó, ông Dũng từng giữ vai trò cũ là Tổng Giám đốc BV Pharma, đơn vị liên quan đến nghi án tiêu cực của Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang. Vụ việc từng gây bão trên truyền thông và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.
Với kinh nghiệm, tài lực và các mối quan hệ tích lũy từ ngày làm ở BV Pharma, không khó để giải thích cho sự thành công của vị doanh nhân này với lĩnh vực y tế, dược phẩm.
Dữ liệu từ Dân Việt cho thấy, dưới sự điều hành của ông Ngô Chí Dũng, doanh thu của EcoPharma đạt lần lượt gần 1.503 tỷ đồng và 1.681 tỷ đồng trong năm 2018 và năm 2019, biên lãi gộp duy trì ở mức 33%. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng của công ty này lại bốc hơi một nửa sau mỗi năm. Trong 2019 chỉ còn 12,4 tỷ đồng.
Vì tình hình kinh doanh của Bệnh viện đa khoa Tâm Anh những năm qua khi vướng phải nhiều phốt, cụ thể là lợi nhuận trong 2 năm gần nhất chỉ quanh ngưỡng 1 tỷ đồng, thấp đến mức khó tin với lĩnh vực y tế tư nhân.
Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản của BVĐK Tâm Anh đạt hơn 1.150 tỷ đồng, gấp hơn ba lần so với quy mô cuối năm 2017, dữ liệu từ Vietnam Business Insider.
Mặt khác, giới chuyên gia nhận định với Nhà đầu tư, ngành tiêm chủng vắc xin trong tương lai vẫn sẽ là “miếng bánh” béo bở với các doanh nghiệp tư nhân. Bởi lẽ tỷ suất sinh ở Việt Nam suốt 1 thập kỷ qua luôn duy trì ở mức ổn định (đạt 2,09 con/phụ nữ tính đến hết năm 2019).
Bên cạnh đó, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu Việt Nam (thêm khoảng 1 triệu người/năm) cũng được đánh giá là nhân tố tích cực.
Bởi lẽ, khi đã dư dả hơn, người ta có xu hướng tìm đến các trung tâm tiêm chủng tư nhân vốn mang tới dịch vụ tốt hơn các trung tâm tiêm chủng công lập. Tốc độ tăng trưởng của VNVC, bởi vậy hẳn sẽ còn chưa dừng lại.