Đảm bảo nhất quán, xuyên suốt, hiệu quả

Từ năm 2019 đến nay, Đảng ủy - Ban Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng Công an các cấp thực hiện có hiệu quả Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và Dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân.

Sau 3 năm thực hiện, 2 dự án đã góp phần quan trọng để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định 06 ngày 6-1-2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Đi vào triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh, Công an tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện; thành lập Tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 và tổ chức kiểm tra, hướng dẫn thực hiện đối với UBND cấp huyện, xã… Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện công tác tham mưu sơ kết các đợt thực hiện Đề án 06 nhằm kịp thời đánh giá tiến độ, hiệu quả thực hiện, rút kinh nghiệm.

Thực hiện thu nhận hồ sơ cấp Căn cước công dân tại TP. Mỹ Tho. Ảnh: BÚT XANH

Để thúc đẩy tiến độ thực hiện trên địa bàn tỉnh, phục vụ các tổ chức, cá nhân khai thác tiện ích từ thực hiện Đề án 06, Công an tỉnh đã ban hành Kế hoạch mở 2 cao điểm thu nhận hồ sơ cấp Căn cước công dân, làm sạch dữ liệu quốc gia về dân cư và thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, chuyển đổi số theo chỉ đạo của Bộ Công an. Cùng với đó là tăng cường quản lý cư trú, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Đến nay, Công an đã thu nhận gần 1,7 triệu hồ sơ cấp Căn cước công dân, đạt 93,6%; cấp tài khoản định danh điện tử gần 169 ngàn hồ sơ.

Hiện nay, nhiều dịch vụ công trực tuyến đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Theo lộ trình của Đề án 06, trong năm 2022, có 25 dịch vụ công trực tuyến được thực hiện. Đồng thời, ứng dụng kỹ thuật số, đã triển khai mô hình xử lý vi phạm an toàn giao thông qua hệ thống camera thông minh; phân cấp quản lý đăng ký xe mô tô về địa phương. Đến nay, Tiền Giang có 107 xã thực hiện đăng ký, quản lý xe mô tô tại xã.

ĐẢM BẢO DỮ LIỆU “ĐÚNG, ĐỦ, SẠCH, SỐNG”

Sau gần 1 năm triển khai thực hiện Đề án 06, để tập trung quyết liệt, hiệu quả hơn, nâng cao ý thức, nhận thức, tinh thần trách nhiệm trong toàn thể đảng viên, cán bộ, chiến sĩ (CB-CS) toàn lực lượng; đầu tháng 11-2022, Đảng ủy Công an tỉnh ban hành Nghị quyết về tăng cường lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trong lực lượng Công an tỉnh Tiền Giang”.

Mục tiêu cơ bản có tính chất nền tảng của năm 2022 đã đạt được Ngày 25-12, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số.

Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì được trực tuyến từ điểm cầu Văn phòng Chính phủ đến điểm cầu các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành trên toàn quốc. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Vĩnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh dự tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang.

Đề án 06 được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định ngày 6-1-2022 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Qua gần 1 năm triển khai thực hiện, các mục tiêu cơ bản có tính chất nền tảng của năm 2022 đã cơ bản đạt được, đã hoàn thành 11 mục tiêu, đang tập trung triển khai 13 mục tiêu còn lại. Đối với 89 nhiệm vụ cụ thể của Đề án, đến nay đã hoàn thành 47 nhiệm vụ, đang thực hiện thường xuyên 34 nhiệm vụ.

Đề án đã triển khai theo hướng đi vào nội dung cụ thể, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua đó đạt nhiều kết quả nổi bật. Đối với 25 dịch vụ công thiết yếu thực hiện trên môi trường điện tử, một số dịch vụ tỷ lệ trực tuyến cao như xác nhận chứng minh nhân dân 9 số 100%, thông báo lưu trú 98,3%, thủ tục làm con dấu mới 92%...; đã tích hợp VNEID trên Cổng dịch vụ công quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đăng nhập. Đối với nền tảng Căn cước công dân gắn chíp, đã ứng dụng trên các lĩnh vực như y tế, bảo hiểm, ngân hàng, tín dụng, giáo dục… Đặc biệt, Hệ thống định danh và xác thực điện tử đi vào hoạt động chính thức, đưa Việt Nam chính thức là một trong những nước có định danh điện tử quốc gia…

THANH VIỆT

Nghị quyết được các cấp ủy Đảng trong Công an tỉnh triển khai, quán triệt cho toàn thể đảng viên, CB-CS thực hiện nghiêm túc. Từng đảng viên, CB-CS nâng cao nhận thức trách nhiệm, phát huy vai trò của người đứng đầu Công an các cấp trong chỉ đạo thực hiện Đề án 06 trên địa bàn, lĩnh vực quản lý; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết nhanh nhất những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong làm sạch dữ liệu dân cư, Căn cước công dân gắn cấp tài khoản định danh điện tử, nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng công nghệ, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, nguồn nhân lực.

Yêu cầu đặt ra là từng đảng viên, CB-CS duy trì quyết tâm chính trị cao và bảo đảm công tác chỉ đạo quyết liệt, nhất quán, xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các đơn vị trong và ngoài lực lượng.

Nghị quyết đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó tập trung một số trọng tâm như: Quán triệt cho đảng viên, CB-CS nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc vị trí, vai trò, ý nghĩa của Đề án 06.

Từng CB-CS phải gương mẫu trong thực hiện đồng thời tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định về cư trú, đăng ký tài khoản định danh điện tử, thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Từng đảng viên, CB-CS Công an phải xác định việc thực hiện Đề án 06 là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, mệnh lệnh công tác và là danh dự của lực lượng Công an; triển khai Đề án 06 là một nội dung đột phá để thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số trong lực lượng Công an nhân dân.

Các cấp ủy Đảng quán triệt cho đảng viên, CB-CS xác định dữ liệu dân cư là dữ liệu gốc, là tài nguyên đặc biệt. Việc đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống” có ý nghĩa sống còn, cần phải được lực lượng Công an cấp huyện, cấp xã duy trì thường xuyên, quyết liệt. Từ dữ liệu dân cư, mở rộng kết nối, chia sẻ với các ngành để làm giàu dữ liệu, xây dựng Trung tâm dữ liệu lớn phục vụ quản trị quốc gia thông minh.

Các dữ liệu khác trong Công an nhân dân cũng phải được bổ sung, cập nhật theo nguyên tắc “đúng, đủ, sạch, sống”; kết nối đồng bộ, thống nhất góp phần đổi mới việc thực hiện công tác nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới. Đồng thời, đẩy mạnh các ứng dụng phục vụ phát triển công nghệ số trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân và hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung, làm giàu dữ liệu dân cư.

Thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Tiền Giang.

Trong thực hiện, Đảng ủy - Ban Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang quan tâm lãnh đạo xây dựng lực lượng đáp ứng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06, trong đó có nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, nhằm phục vụ chuyển đổi số, phục vụ thực hiện Đề án 06. Cùng với đó là chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, huy động sự tham gia tích cực của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Đảng ủy - Ban Giám đốc Công an tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng bộ, chi bộ trong Công an tỉnh, nòng cốt là Đảng bộ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh.

BÚT XANH

Nguồn Ấp Bắc: http://baoapbac.vn/phap-luat-an-ninh-trat-tu/202212/tien-giang-thuc-hien-de-an-06-cua-chinh-phu-dam-bao-nhat-quan-xuyen-suot-hieu-qua-967852/