Danh tướng đứng đầu 'ngũ tướng' của Tần Thủy Hoàng, thoát 'án tử' nhờ tự bôi xấu bản thân

Vị danh tướng kiệt xuất này không chỉ đánh trận giỏi mà còn cực kì khôn khéo, mưu lược, nhờ vậy nên có thể sống an nhàn đến cuối đời.

Để xây dựng lên cơ nghiệp đại Tần, Tần Thủy Hoàng không thể không nhờ đến sự giúp sức của "ngũ hổ tướng" lừng lẫy trong lịch sử. Họ bao gồm Vương Tiễn, Vương Bí (con trai Vương Tiễn), Lý Tín, Mông Vũ và Mông Điềm (con trai Mông Vũ). Trong đó, Vương Tiễn được cho là người đứng đầu cả về mưu lược lẫn tài cầm quân.

Tranh chân dung Tần Thủy Hoàng

Tranh chân dung Tần Thủy Hoàng

Vương Tiễn (304 TCN-214 TCN) là người làng Tân Dương Đông (nay thuộc Thiểm Tây, Trung Quốc). Không chỉ đừng đầu danh sách "ngũ hổ tướng" của Tần Thủy Hoàng mà ông còn được xem là một trong "tứ đại danh tướng" thời Chiến Quốc, ngang hàng Liêm Pha, Lý Mục và Bạch Khởi. Từng là tướng dưới trướng Bạch Khởi, sau khi Bạch tướng qua đời, Vương Tiễn trở thành người thay thế xuất chúng, lập nhiều chiến công khiđánh đông dẹp bắc, lại rất được lòng quân dân.

Tranh chân dung Vương Tiễn

Tranh chân dung Vương Tiễn

Tần Thủy Hoàng khi còn là Tần vương Chính nhiều lần bị nghi ngờ là con trai của Thừa tướng Lã Bất Vi. Lã Thừa tướng biết tin liền cử cha con Vương Tiễn, Vương Bí cùng Hoàn Nghĩ mang quân đón đánh, kết quả chiến thắng vang dội, lấy được niềm tin của Tần vương Chính. Sau này, Vương Tiễn cũng giúp chủ tử của mình diệt Triệu, công Yên, phạt Sở, đóng góp công lao vô cùng to lớn trong hành trình thu phục 6 nước chư hầu, đưa Tần vương Chính trở thành Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa.

Sử sách ngợi ca Vương tiễn là người cực kì giỏi chớp thời cơ tiến đánh bất ngờ và biết liệu thực lực, tùy cơ ứng biến. Phương pháp đánh trận của ông biến hóa linh hoạt, địch nghe tên đã thấy run sợ. Ông luôn tìm ra phương pháp đánh thắng một cách linh hoạt, khiến quân địch phải khiếp sợ.

Hình tượng Vương Tiễn trên phim ảnh

Hình tượng Vương Tiễn trên phim ảnh

Sau khi giúp Tần Thủy Hoàng truy quét hết quân Sở, Vương Tiễn vìtuổi cao, sức yếu nên đã cáo lão về lại Dĩnh Dương, vị trí tướng lĩnh trao lại cho con trai Vương Bí. Không phụ sự ủy thách của cha, Vương Bí năm 223 TCN bắt sống Tề vương Điền Kiến, hoàn thành thống nhất Trung Hoa cũng như đưa Tần vương Chính lên ngôi hoàng đế Tần Thủy Hoàng.

Cả đời nắm trọng quyền trong tay, lập bao công lao lớn nhỏ, Vương Tiễn lại có thể vượt qua được những nghi kị của Tần Thủy Hoàng mà sống an nhàn đến cuối đời. Tât cả là nhờ vào mưu kế giả làm "tham quan". Để Tần vương không nghi ngờ có lòng tạo phản, Vương Tiễn luôn đòi hỏi lương thưởng mỗi khi xuất chinh. Cả khi về già, ông cũng muốnmột căn nhà to, vài trăm mẫu đất. Một số sử liệu có ghi lại lời giải thích của ông như sau:"Tần vương tính kiêu ngạo, lại không tin người, nay cử binh cả nước cho ta nắm giữ đi đánh Sở, nếu ta không xin thêm nhà cửa đất đai để ổn định cơ nghiệp cho con cháu, Tần vương nhất định sẽ nghi ngờ lòng trung thành của ta".

Theo SHTT&ST

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/danh-tuong-dung-dau-ngu-tuong-cua-tan-thuy-hoang-thoat-an-tu-nho-tu-boi-xau-ban-than/20240719090057827